Friday, May 4, 2012

Sự khác nhau giữa 'cơm' và 'phở'



Nếu ăn "phở" nhiều tới mức độ trở thành khách quen, ta có thể ăn… thiếu. Còn nếu không nộp tiền lương, "cơm" sẽ dừng ngay.

Đàn ông thèm "phở" vì ít được ăn "phở". Muốn ăn phở nhất là "phở" đặc biệt, phải có tiền, xe hoặc vừa có tiền vừa có xe. Trong khi "cơm" ngày nào cũng được ăn và phải ăn.

Đàn ông dùng "cơm" ở nhà trong không khí quen thuộc ấm áp đến nhàm chán, còn dùng "phở" ở xa nhà trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc.

No thì rất khó ăn thêm cơm, còn phở no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô cũng chẳng sao.

Ăn "phở" xong là đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút là tùy. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.

"Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn "cơm" thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế chỉ có nguội hơn.

"Phở" có thể ăn chung với bạn bè. "Cơm" thì rất ít, phần lớn là ăn chung với… bà nấu cơm.

Lúc ăn "phở", dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng, thêm cả nước "béo". Còn "cơm" có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng “không ăn thì thôi”. Ai gắt xin tự hiểu.

Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể tái, chín, nạm, gân.. tùy ta quyết định. Cơm thì do người nấu cơm quyết định, đàn ông chỉ có chấp hành.

Bỏ tiệm “phở” này dễ dàng tìm tiệm “phở” khác. Còn bỏ “cơm” thì phức tạp vô cùng.

Cuối cùng thì “phở’ lúc nào cũng nhiều nước hơn “Cơm”, dễ húp hơn cơm, cơm muốn có nước thì phải thêm canh, phức tạp.

5 comments:

  1. Không cơm là sẽ chết đói thôi, phỡ không có cũng ok thôi >>.

    ReplyDelete
  2. Quan trrọng là cái này : Cuối cùng thì “phở’ lúc nào cũng nhiều nước hơn “Cơm”,

    ReplyDelete
  3. Úi giời ơi ...phở thơm ngon quá ..hèn chi ai cũng thèm ...hẹ hẹ ....Chôm của bác Từ Thức về cho blog đỡ buồn ....dạo này Ỉn bận quá ..ko xáng tát ...đi chôm thui ...hiii

    ReplyDelete
  4. Vợ là…"cơm nguội" của ta,
    Nhưng là…"phở tái" của cha láng giềng!

    *

    Đàn ông đều thích ăn quà
    Ăn quà rồi lại về nhà ăn cơm
    Nhai cơm như thể nhai rơm
    Cho nên cứ phải vừa cơm vừa quà.

    *

    Chồng em không thích ăn quà,
    Đi đâu cũng thích về nhà ăn cơm.
    Con bò trọn kiếp nhai rơm,
    Chồng em trọn kiếp "nhai" cơm…ở nhà.

    *

    Bồ là phở nóng tuyệt vời
    Vợ là cơm nguội đáy nồi hẩm hiu
    Bồ là nơi tỏ lời yêu
    Vợ là nơi trút bao nhiêu bực mình
    Bồ là rượu ngọt trong bình
    Vợ là nước ở ao đình nhạt pheo
    Nhìn bồ đôi mắt trong veo
    Trông vợ đôi mắt trong veo gườm gườm
    Bồ tiêu thì chẳng tiếc tiền
    Vợ tiêu một cắc thì liền kêu hoang
    Bồ giỗi thì phải xuống thang
    Vợ giận bị mắng, bị phang thêm liền
    Một khi túi hãy còn tiền
    Thì bồ thắm thiết kề liền bên anh
    Một mai hết sạch sành sanh
    Bồ đi, vợ lại đón anh về nhà
    Bồ là lều, vợ là nhà
    Gió lớn, lều sụp, mái nhà còn kia


    Vợ là cơm nguội của ta
    Nhưng là đặc sản thằng cha láng giềng.

    *

    Vợ là quả ớt chín cây
    Đỏ tươi ngoài vỏ rất cay trong lòng.
    Vợ là một đoá hoa hồng
    Vợ là "sư tử Hà Đông" trong nhà.
    Vợ là nắng gắt mưa sa
    Vợ là giông tố phong ba bão bùng.

    Nhiều người nhờ Vợ lên Ông
    Nhiều người vì Vợ mất không cơ đồ
    Vợ là cả những vần thơ
    Vợ là cả những giấc mơ vơi đầy
    Vợ là một chất men say
    Là nước hoa ngoại làm ngây ngất lòng
    Vợ là một áng mây hồng
    Vợ là hoa hậu để chồng mê say.

    Vợ là khối óc bàn tay
    Vợ là bác sĩ tháng ngày chăm ta
    Vợ là nụ, Vợ là hoa
    Vợ là chồi biếc Vợ là mùa xuân.

    Vợ là tín dụng nhân dân
    Vợ là kế toán giải ngân trong nhà
    Vợ là biển rộng bao la
    Vợ là hương lúa đậm đà tình quê
    Vợ là gió mát trưa hè
    Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông.

    Vợ là chỗ dựa cho chồng
    Nhiều ông dám bảo vợ không là gì!?
    Khoan khoan hãy nghĩ lại đi
    Vợ quan trọng lắm không gì hơn đâu.
    Việc nhà vợ có công đầu
    Nấu cơm, nấu nước, rửa rau, pha trà.
    Vợ là máy giặt trong nhà
    Vợ là Cát-sét Vợ là Tivi.

    Nhiều đêm Vợ hát Chồng nghe
    Lời ru xưa lại vọng về trong ta.
    Vợ là làn điệu dân ca.
    Vợ là bà chủ, vợ là nhân viên
    Vợ là cái máy đếm tiền
    Vợ là "Nội lực" làm nên cơ đồ
    Vợ là thủ quỹ thủ kho
    Vợ là hạnh phúc ấm no trong nhà.

    Vợ là vũ trụ bao la
    Nhiều điều bí ẩn mà ta chưa tường.
    Khi nào giận, lúc nào thương.
    Sớm mưa, chiều nắng ai lường được đâu.
    Vợ là một khúc sông sâu
    Vợ như là cả một bầu trời xanh
    Vợ là khúc nhạc tâm tình
    Vợ là cây trúc bên đình làm duyên
    Vợ là cô Tấm thảo hiền.
    Vợ là cô Cám hám tiền ham chơi.
    Vợ là con Phật, cháu Trời,
    Rẽ mây rơi xuống làm người trần gian.
    Vợ là...

    ReplyDelete
  5. Chuyện cơm và phở

    •Lúc ăn phở, có thể dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng. Còn cơm, có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng "không ăn thì thôi".
    •Nếu xét về "thành phần cấu tạo" thì cơm và phở rất giống nhau, đều được làm chủ yếu từ... gạo tẻ. Phở có thịt có hành thì cơm có cũng có, đã vậy cơm còn hay hơn vì không bao giờ bị trộn... hàn the. Cơm cũng rẻ hơn và... no lâu hơn.
    •Dân gian gọi vợ là cơm, bồ là phở. Nếu xét theo khoa học thì cách gọi đó chẳng xúc phạm ai cả vì hai "món" này đều có giá trị độc lập, chả cái nào cao hơn cái nào. Nhưng rõ ràng phở luôn luôn tượng trưng cho sự bay bướm. Ưu thế của phở so với cơm là quá rõ ràng trong chuyện tình ái, mặc dù nhiều lúc "phở" xấu hoặc già hơn "cơm".
    •Một số lý do hài hước sau góp phần lý giải việc đàn ông thích phở nhưng vẫn không bỏ được cơm:
    •Đàn ông thèm "phở" vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở, nhất là phở đặc biệt, thì phải có tiền, có xe, trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.
    •Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc, ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà, trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc.
    •No thì rất khó ăn thêm cơm. Còn phở, no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô.
    •Ăn phở xong có thể đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.
    •"Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế, chỉ có nguội hơn.
    •"Phở" có thể ăn chung với bạn bè. "Cơm" thì rất ít, phần lớn là ăn chung với... bà nấu cơm.
    •Lúc ăn phở, có thể dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng. Còn cơm, có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng "không ăn thì thôi".
    •Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể ăn tái, chín, nạm, gân.. tùy thực khách quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định.
    •Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, khách có thể ăn... nợ. Còn nếu không đưa tiền lương, "cơm" sẽ dừng ngay.
    •Bỏ tiệm "phở" này, có thể dễ dàng tìm tiệm khác. Còn bỏ "cơm" thì phức tạp vô cùng

    ReplyDelete