Saturday, June 2, 2012

Báo trong nước (VC) viết về Khánh Ly

 
Khánh Ly: Đa đoan một kiếp cầm ca
Đoàn thạch Hãn

Khánh Ly hát hay, Khánh Ly nổi tiếng, nhưng cuộc đời thì sao? Câu trả lời là: Tài hoa cũng lắm, đa đoan cũng nhiều! Tài hoa thì do thiên phú. Còn đa đoan thì hầu như do Khánh Ly chọn lựa.

Khánh Ly là nghệ danh được ghép từ tên của hai nhân vật lừng lẫy trong truyện "Đông Chu Liệt Quốc": Khánh Kỵ và Yêu Ly. Nhưng xem ra, cách sống và xử sự của Khánh Ly chẳng giống chút nào với hai con người khí khái này.

Chào đời tại Hà Nội vào năm đói Ất Dậu (1945), tên cúng cơm của Khánh Ly là Nguyễn Thị Lệ Mai, bạn bè thương gọi là "Mai Đen". Được trời ban cho một chất giọng đặc biệt, 9 tuổi Khánh Ly đã bước lên sân khấu tham gia một cuộc thi ca hát với ca khúc "Ngây thơ", nhưng chẳng nhận được một thứ hạng đáng kể nào cả. Năm 1956, sau khi theo gia đình vào định cư tại Đà Lạt, Khánh Ly đã tham gia cuộc thi hát nhi đồng, do Đài phát thanh Pháp Á tổ chức tại Sài Gòn. Với nhạc phẩm "Ngày trở về" của Phạm Duy, Khánh Ly đoạt được giải nhì. Mãi đến năm 1962, Khánh Ly mới thật sự bước vào đời ca hát chuyên nghiệp tại phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện, Sài Gòn. Chưa có tiếng tăm gì, khó cạnh tranh, chỉ một thời gian ngắn, Khánh Ly phải quay về Đà Lại hát cho một vài hộp đêm tại đó.

Mãi đến năm 1967, Khánh Ly mới thật sự nổi tiếng. Cô nhanh chóng chinh phục được người nghe bằng dòng nhạc của Trịnh Công Sơn, trở thành một trong ba giọng ca nữ hàng đầu của Sài Gòn thời đó, theo thứ tự là Thái Thanh - Lệ Thu - Khánh Ly. Năm 1968, cô đứng ra thành lập hội quán Cây Tre ở số 2bis Đinh Tiên Hoàng, Đakao, thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và thanh niên, sinh viên, học sinh tìm đến.

Hội quán Cây Tre tuy rất nổi tiếng nhưng không có hiệu quả về kinh tế. Đến năm 1972, Khánh Ly trở thành bà chủ phòng trà cùng tên (Khánh Ly) tại số 12 - 14 đường Tự Do (Đồng Khởi). Nhưng tiền của kiếm được bao nhiêu, hầu như Khánh Ly đều nướng sạch vào những canh bạc thâu đêm suốt sáng, thường xuyên tổ chức tại phòng trà cũng là nơi ở của mình. Tại địa chỉ này, Khánh Ly còn tập họp một số "bằng hữu" toàn là những tay anh chị khét tiếng trong đám sĩ quan người nhái, có mặt hằng đêm, như: Phong Nhái, Chánh Râu, Chất Lựu Đạn… Đám giang hồ áo lính này coi phòng trà Khánh Ly như trụ sở, từ đó bung ra đi thu tiền bảo kê hầu hết các vũ trường, snack bar, night club khắp trung tâm Sài Gòn, rồi quay về "trụ sở Khánh Ly" chia chác chiến lợi phẩm. Hai món cờ bạc mà Khánh Ly say mê nhất là xì phé và xập xám. Dường như câu nói cửa miệng của dân đổ bác: "Tiền xâu, đánh đâu, thua đó" đã hoàn toàn ứng nghiệm vào cuộc đỏ đen của Khánh Ly.

Tài danh có thừa, nhưng đời ca hát của Khánh Ly không chỉ toàn vinh quang, mà cũng có khi lắm nỗi nhục nhằn. Năm 1973, Khánh Ly tổ chức một chương trình ca nhạc tại Đà Lạt. Nhiều ngày trước đó, người ta thấy trên những băng rôn quảng cáo có nhiều tên tuổi ca sĩ nổi tiếng. Thế là khán giả nô nức đến xem, vé đã được bán sạch sành sanh. Vậy mà xuyên suốt chương trình, chỉ có Khánh Ly và Ngọc Minh thay nhau bao hết. Ngoài ra không có một ca sĩ nào khác. Cho là mình bị lừa, khán giả bắt đầu la ó, rồi tràn lên sân khấu đập phá. Khánh Ly phải chui ván sàn thoát thân. Ngày hôm sau, một tờ nhật báo tại Sài Gòn đã đưa tin với tựa đề giựt gân "Khánh Ly chui lỗ chó chạy trốn tại Đà Lạt". Khánh Ly cay lắm, nhưng đành ngậm bồ hòn.

Dân văn nghệ Sài Gòn trước năm 1975, thảy đều biết rằng Khánh Ly rất kỵ Lệ Thu, chỉ vì con gà ganh nhau tiếng gáy. Dạo đó nhiều bầu sô và người làm chương trình đến mời Khánh Ly tham gia, đều bị hỏi một câu: "Có Lệ Thu không? Có bà ấy là không có tôi!". Một lần, nhân dịp họp mặt khóa 10 trường Võ bị Đà Lạt được tổ chức tại hồ nước trong khuôn viên Tiểu đoàn 61 Pháo binh, tại Gò Vấp (nay là UBND quận Gò Vấp), người làm chương trình cố tình sắp xếp cho Lệ Thu hát mở màn và Khánh Ly hát phần sau để tránh cho hai người gặp nhau. Chẳng may, sau khi hát xong, thay vì về sớm thì Lệ Thu lại được tướng Lê Minh Đảo mời ngồi lại đến mãn tiệc. Khi đến nơi, thoáng thấy Lệ Thu, Khánh Ly lập tức bỏ hát quay về. Người làm chương trình hết lòng nài nỉ, nhưng Khánh Ly vẫn không đổi ý: "Anh nói với tôi là không có Lệ Thu, tôi mới nhận lời. Tôi đã nói trước với anh rồi, có Lệ Thu là không có tôi".

Có một dạo, dư luận xã hội đồn ầm lên rằng, chất giọng được mệnh danh là "giọng hát ma túy" của Khánh Ly có được là do chơi thuốc phiện. Kỳ tình "Mai Đen" không hề dính líu tới ả phù dung. Nhưng một lần, Khánh Ly đi từ Sài Gòn lên Thủ Đức trên một xe du lịch với một ông cò Cảnh sát. Khi đi ngang qua lãnh địa của một ông cò khác, thuộc phe đối nghịch, xe bị chặn lại khám xét. Mở cốp xe ra thì thấy một bàn đèn để hút thuốc phiện. Tuyệt nhiên, thuốc phiện thì không thấy. Khánh Ly nhận là của mình, nhưng cho đó chỉ là vật trang trí. Vậy là hôm sau, đi đâu cũng nghe người ta bàn tán việc Khánh Ly hút xách một cách sôi nổi với những tình tiết được thêm mắm, thêm muối thật hấp dẫn.

Khánh Ly có vóc dáng mình hạc xương mai, phảng phất nét liêu trai chí dị. Khuôn mặt dễ nhìn, không thuộc loại "hồng nhan", nhưng đường tình ái cũng rất "đa truân!". Thuở mới thành danh, Khánh Ly gá nghĩa vợ chồng với một tay chơi, có cái biệt danh kèm theo tên cúng cơm rất ấn tượng: "Minh Đĩ". Anh chàng này vốn con nhà giàu, có bà chị lấy chồng là một đại tá không quân. Nhờ vào tiền của và thế lực của ông anh rể, Minh Đĩ chui vào làm lính kiểng với cấp hàm trung sĩ, thuộc binh chủng không quân, để tránh ra trận. Được hai mặt con thì Khánh Ly và Minh Đĩ ca bài chia tay. Chẳng bao lâu, Khánh Ly lấy Mai Bá Trác, một Đại úy biệt kích, khi ông ta đang làm trưởng trại Lực lượng đặc biệt (LLĐB) Thiện Ngôn ở biên giới Tây Ninh. Thời đó mà được làm trưởng trại LLĐB là coi như trúng số. Dưới quyền, có từ 4 đến 5 Đại đội biệt kích quân, phần lớn là người Miên và dân tộc thiểu số. Thứ lính này không có số quân, do Mỹ trang bị và trả lương. Mỗi đại đội chỉ cần vài chục lính ma, lính kiểng là mỗi tháng, sau khi chia chác cho đàn em, trưởng trại dễ dàng đút túi cả chục cây vàng. Cứ tưởng tượng, lúc bấy giờ ông Trác đã sắm xe du lịch Mustang, để sẵn ở Sài Gòn thì đủ biết. Tháng nào, ông ta cũng về ăn chơi xả láng, tiêu tiền như nước, nên dễ dàng chinh phục được Khánh Ly.

Sống với Mai Bá Trác có một mặt con thì năm 1972, nhân một chuyến đi hát tiền đồn để úy lạo binh sĩ, Khánh Ly gặp Đỗ Hữu Tùng, Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Thủy quân lục chiến. Bị ngay một tiếng sét ái tình, dù trai đã có vợ, gái đã có chồng, họ vẫn rất say đắm nhau. Tuy là mối tình "ngoài luồng" nhưng hầu hết những ai quen biết hai người trong cuộc đều xác nhận đây là một đôi nhân tình rất xứng đôi, vừa lứa về mọi mặt. Bây giờ, Tùng đã thành người thiên cổ. Ông ta tử trận tại bãi biển Đà Nẵng năm 1975, nhưng Khánh Ly vẫn tâm sự với bạn bè thân thiết, rằng Tùng là người mà Khánh Ly yêu thương nhất đời.

Sau tháng 1975, trên bước đường di tản, định mệnh đã xui khiến Khánh Ly gặp Nguyễn Hoàng Đoan, người chồng đang sống với Khánh Ly từ đó cho đến nay. Nhiều người đã tỏ ra tiếc cho Khánh Ly, vì có một người bạn (cuối cùng) đời thuộc loại văn dốt, võ dát dù ông ta mang danh là một nhà báo của làng báo Sài Gòn cũ. Nguyễn Hoàng Đoan chỉ thật sự được nhiều người biết đến từ khi sang Mỹ và trở thành "ông Khánh Ly".

Từ năm 1972 cho đến ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, Nguyễn Hoàng Đoan thất nghiệp. Không một tờ báo nào nhận ông ta vì khả năng viết lách thì yếu kém nhưng lại giỏi ăn tạp. Ông ta đã có vợ và 2 con gái, nhưng Nguyễn Hoàng Đoan lại sống vô trách nhiệm. Chính xác, Đoan lo thân mình còn chưa xong, lấy đâu ra để lo cho vợ con. Không chu toàn được cơm áo, Đoan cũng chẳng là chỗ dựa tinh thần cho con cái. Suốt ngày, ông ta thường xuyên có mặt chầu rìa tại sòng bài Ba Hóa ở khu vực nhà thờ Huyện Sĩ. Dần dà, ông ta tán tỉnh được cô con gái của chủ sòng bài khét tiếng này, để trở thành một "đấng trai bao"! Thời gian rảnh, Đoan thường xuyên có mặt tại hai động chứa gái hạng sang. Một ở trên đường Huỳnh Tịnh Của và một tại villa số 11, đường Đặng Đức Siêu (nay là Nam Quốc Cang) để kiếm ăn và chơi lụi.

Sang Mỹ, chẳng có nghề ngỗng gì, nên Đoan phải bám váy Khánh Ly. Việc hát xướng của Khánh Ly tại hải ngoại cũng không đều đặn, thu nhập cũng chẳng là bao, đời sống cũng khá chật vật. Nguyễn Hoàng Đoan đã "tham mưu" cho Khánh Ly cách làm mình, làm mẩy và lật lọng với các bầu show. Ai mời đi hát ở đâu đó, dù rỗi rảnh, Khánh Ly vẫn hô hoán: "Chết rồi, chị trót nhận lời hát cho một người quen, lỡ nhận tiền trước rồi!". Nếu như đối tác tiếp tục năn nỉ, Khánh Ly sẽ dở chiêu đòi tăng giá vào giờ chót, lật bài ngửa: "Vậy thì em trả thêm cho chị chút đỉnh!". Cô thường đồng ý tham gia chương trình để bầu show quảng cáo tên tuổi ì xèo. Kề ngày diễn, Khánh Ly đột ngột đòi tăng giá từ 3.000 lên 5.000 USD mới có mặt. Thế là bầu show phải đắng cay ngậm quả bồ hòn. Giới bầu show hải ngoại đã đặt cho Khánh Ly hai biệt hiệu rất lẫy lừng: "nữ hoàng nâng giá", và "ca sĩ xù show". Ngay cả nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cũng không được Khánh Ly nể mặt. Cay đắng đến độ, trước khi qua đời, người nhạc sĩ tài hoa này đã trăn trối : Cấm cửa, không cho Khánh Ly đến viếng!

Tháng 5/2000, Khánh Ly có về Việt Nam thăm gia đình. Quay lại Mỹ, Nguyễn Hoàng Đoan và Khánh Ly, kẻ xướng, người họa, nửa úp, nửa mở: "Việt Nam mời tôi về hát với catse 2 triệu USD. Nhưng chắc không có chuyện đó với tôi". Chẳng cần truy cứu hư thực, mới nghe ai cũng đã phì cười, bởi sự bịa đặt hết sức ấu trĩ của "nữ hoàng nâng giá".

Đúng là nồi nào úp vung nấy. Đáng tiếc cho danh ca của một thời

Đoàn thạch Hãn



29 comments:

  1. Có ai biết Đoàn Thạch Hãn là ai không?

    ReplyDelete
  2. Là một nhà văn, nhà báo công tác tại báo TN

    ReplyDelete
  3. ông này cùng thời với Cung Tích Biền, Mường Mán, Phạm Thiên Thư.... đấy anh à

    ReplyDelete
  4. Cám ơn walkinclouds nhiều, Thì ra là thế!
    Thảo nào tên tuổi ông này ko mấy người biết đến. Nhờ bài viết này không chừng có thể thêm vài ba người biết tới trước khi cầm vé tàu suốt ...

    ReplyDelete
  5. Cũng có nhiều điểm đúng, nhưng vì không ưa nên dưa có dòi thôi.

    ReplyDelete
  6. anh ở bên đó thì rõ hơn, mong được đọc phân tích của anh về đúng - sai của bài báo này

    ReplyDelete
  7. Đọc cho biết,thế thôi,khg ý nghĩa gì

    ReplyDelete
  8. ông này chỉ viết và hành văn xấu để nó về mặt xấu của người ta....mướn ông này nói về bác hù xem ..

    ReplyDelete
  9. thanks anh đã invite, walk accept rồi ạ

    ReplyDelete
  10. Đoàn Thạch Hãn trước năm 1975 là phóng viên chiến trường bút hiệu là Đoàn Kế Tường, thường viết trên tờ Sóng Thần. Chống cộng dữ lắm sau 1975 đi tù về chống cộng. nhưng sau này bị Họa sĩ Ớt công an T4 phủ dụ và quay lại chống mấy anh em báo chí miền Nam.... Mình nghĩ không rõ lý do nào Đoàn Kế Tường lại viết bươi móc ca sĩ Khánh Ly hay là được mướn để viết phản lại bài viết của ca sĩ KL như bài trên.

    ReplyDelete
  11. CA vốn không ưa gì KL. Nên có hể hiểu phần nào kẻ kiếm cơm mạt hạng này viết bài bới lông tìm vết. Đánh ai kiểu này hèn quá!

    ReplyDelete
  12. Không phải đâu Ka Hoạ sĩ Ớt là Huỳnh Bá Thành nằm vùng và làm ở Báo Điện Tín trước 75, Thành toi rồi.

    ReplyDelete
  13. Ỉn mê giọng KL nè ....nên hát ai cũng bảo hơi hơi giống KL ...khụ khụ

    ReplyDelete
  14. Anh hai sướng quá, giờ này say rồi à?

    ReplyDelete
  15. Hì hì, đi ăn đám ra mắt của cóc anh cóc em ở nhà bà Hổ. Về vụ nầy anh sẽ treo note sau hén. Offline nhân áp phe cưới á mà

    ReplyDelete
  16. Cám ơn chủ tịch!
    Đoàn Kế Tường thì biết rồi. Chồng bà Thùy Dương thơ ký toà soạn của báo Sóng Thần trước năm 75.

    ReplyDelete
  17. Chỉ vỉ KL không chịu về VN hát nhạc TCS, nên ông này moi móc đời tư, bôi nhọc cho dỡ tức thế thôi.

    ReplyDelete
  18. Bài viết của BĐQ Đỗ Như Quyên theo tôi biết thì phần đầu trước 1975 tôi thấy nhiều phần chính xác.

    ReplyDelete
  19. Hôm nào hát cho HD nghe thử xem có giống không nhé ?

    ReplyDelete
  20. Tôi đồng ý một phần, chứ không hoàn toàn với ông Quyên là không nên moi móc đời tư của người khác. Bởi lẽ, những ai đã trở thành người của đám đông, phải hiểu rằng, công chúng ái mộ luôn đòi hỏi ở họ, tài năng phải đi đôi với nhân cách. Không thể bắt buộc công luận chỉ xiển dương cái hay của mình mà cố tình giấu nhẹm những cái xấu (nếu cái xấu đó là sự thật). Đó chính là sự sòng phẳng. ( Đoàn Thạch Hãn) <<<
    Có sự sòng phẳng cho những kẻ bẻ cong ngòi bút , đi bán lương tâm như cái thằng Đoàn Thạch Hãn sao ???
    Đời tư tráo trở lừa thầy phản bạn của Hồ Chí Minh có tên nào dám sòng phẳng nói ra sự thật !????
    Nhiêu đó đủ kết luận báo chí VN có bao nhiêu phần trăm đáng tin rồi !!!!

    ReplyDelete
  21. Mình nghe người xưa nói:

    Chửi bậy vô lối, hằn học, bỉ lậu, hàm hồ thì rất dễ.
    Nói chuyện đầy đủ, có chứng , có lý và có lập luận khách quan thuyết phục thiên hạ mới là việc khó.
    Kẻ sỹ tự xưng, tiểu nhân , ngoa ngôn trơn mắt ,bốc phét "nổ văng miểng" ,văng luôn cả đờm dãi ra ngoài thì nhiều đến mức chặt đầu lấp sông không hết !
    Kẻ sỹ có trí , có tâm , có đạo và đặc biệt phải có lý thì cực hẻo trên đời .

    Ngó qua , ngó lại thấy người xưa nói chẳng sai ! Buồn đời, mình phải cất tiếng than( mặc dù mình tự biết còn lâu, lâu xa lắc mình mới bén gót chân kẻ sỹ)

    ReplyDelete

  22. Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử.
    Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.
    May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
    Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi - một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất - phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.
    Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.
    Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …
    Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thếnày ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”
    Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …
    Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.
    Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …
    Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng? Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!” Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”
    Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”
    Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”
    Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thếcho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch đểdâng thầy và tất cả anh em …
    Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ! Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trởthành kẻ hồ đồ!

    ReplyDelete

  23. Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử.
    Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.
    May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
    Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi - một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất - phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.
    Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.
    Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …
    Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thếnày ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”
    Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …
    Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.
    Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …
    Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng? Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!” Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”
    Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”
    Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”
    Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thếcho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch đểdâng thầy và tất cả anh em …
    Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ! Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trởthành kẻ hồ đồ!

    ReplyDelete