Friday, August 24, 2012

Nhạc sĩ Phạm Duy: những bộc bạch cuối đời

2012-06-23
Nói đến nhạc sĩ Phạm Duy, hình như bất cứ một người Việt Nam nào trên bốn mươi tuổi không ai là không ít nhất đôi lần nghe và yêu nhạc của ông.
 

 
Trên một ngàn ca khúc của ông sáng tác trong gần 3/4 thế kỷ là minh chứng hùng hồn nhất cho một tài năng âm nhạc Việt Nam. Nếu nói ông là cây cổ thụ trong khu vườn âm nhạc Việt cũng không có gì quá đáng, bởi những giá trị của các tác phẩm ông sáng tác đã được xác định từ nhiều chục năm qua.
Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh năm 1921 tại phố Hàng Cót Hà Nội. Năm 1936 ông theo học trung học tại trường Thăng Long, một ngôi trường thành lập trong thời kỳ kháng chiến. Thầy dạy ông lúc ấy có cả ông Võ Nguyên Giáp và nhà thơ Quang Dũng là bạn đồng lớp trong thời gian này. Đây cũng là mối tương duyên khiến ông ấp ủ và phổ nhạc bài thơ nổi tiếng “Đôi mắt người Sơn Tây” của nhà thơ Quang Dũng.
pham-duy-180.jpg
Nhạc sĩ Phạm Duy. Hình chụp năm 1937. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.

Phạm Duy từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực hội họa tuy sau đó ông không theo đuổi bộ môn này. Ông là bạn đồng lớp của họa sĩ Bùi Xuân Phái nhưng sau đó bỏ dở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương và gia nhập Việt Minh với cây đàn ghi ta trên tay. Những tác phẩm viết về kháng chiến, cách mạng của Phạm Duy trong thời kỳ này đã làm tên tuổi ông được chú ý nhưng cũng bắt đầu gây rắc rối cho ông khi cách mạng xem loại nhạc do ông sáng tác mang đậm chất ủy mị và Việt Minh không chấp nhận.
Cảm thấy nguy hiểm cho sinh mạng của mình Phạm Duy dinh tê về thành và di cư vào Nam để từ đó hàng loạt nhạc phẩm ra đời mang tên tuổi của ông lên tận đỉnh vinh quang của một nhạc sĩ. Nhạc của ông ảnh hưởng sâu đậm trên mọi tầng lớp từ học sinh, sinh viên cho tới quân đội, công chức ngay cả những người nông dân không biết gì về nhạc cũng biết đến ông qua các ca khúc phát thanh trên hệ thống truyền thanh của miền Nam từ năm 1954 cho tới khi Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ.
Từ năm 1975 cho tới nhiều năm sau đó nhà nước Việt Nam đã thẳng thắn xem ông là một người phản bội và nhạc của ông bị cấm phổ biến hoàn toàn. Tuy nhiên tới năm 2005 nhà nước chính thức cho phép ông về định cư tại Việt Nam và đồng thời khoảng 50 ca khúc của ông được cấp giấy phép phổ biến trong nước qua nhà xuất bản Phương Nam.
Trong những năm cuối đời ông dành công sức cho tác phẩm “Minh họa Kiều” phổ nhạc từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cho tới nay tác phẩm này vẫn chưa hoàn thành và đó là mối lo nghĩ của nhạc sĩ khi quỹ thời gian của ông không còn nhiều nữa.
Hôm nay chúng tôi được nhạc sĩ bày tỏ đôi điều về cuộc trở về nơi chôn nhau cắt rốn như một chia sẻ những trăn trở mà nhiều năm qua ông canh cánh…..

Muốn điều hợp lại xã hội

pham-duy-200.jpg
Nhạc sĩ Phạm Duy tại Bình Trị Thiên năm 1948. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.

Nhạc sĩ Phạm Duy: Từ lúc tôi bắt đầu bước chân vào âm nhạc vào năm 1942 cho đến bây giờ là 2012 rồi, tôi không có một chút gì thay đổi trong đường lối làm việc. Chỉ có thời đại của mình, của nước Việt Nam mình nó thay đổi nhiều quá. Hiểu theo nghĩa là từ thực dân qua tới thời kỳ cách mạng độc lập, xong rồi tới thời kỳ bị các cường quốc cắt đôi nước Việt mình, nó không đánh được với nhau thì nó để cho mình đánh nhau.
Nó chia mình làm hai nước, rồi đến khi mình thống nhất được đất nước rồi nhưng lòng người không thống nhất. Trong tất cả những điều đó thì tôi gần như là một trong những người bị làm nạn nhân của thời cuộc, thành thử ra tôi không thay đổi gì cả. Đường lối của tôi khi bắt đầu làm âm nhạc thì tôi là người muốn điều hợp lại xã hội và điều hợp lại con người đúng như ông Khổng Tử đã chủ trương như vậy. Đến bây giờ ngồi ngẫm lại thì gần một nghìn bài của tôi soạn ra không đi ra khỏi cái ý định thống nhất lòng người và đồng thời điều hợp xã hội.
Mặc Lâm: Vâng. Thưa nhạc sĩ, ông có thể cho biết rõ một chút về cái khái niệm mà ông vừa nói là “điều hợp xã hội” thì có thể hiểu như thế nào?
Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi đưa ra một câu nói thôi: “Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi” đất nước bơ vơ, nó rối bù đi thì tôi phải khóc thôi. Lúc nào mà đoàn kết thì tôi cười theo. Khóc cười theo mệnh nước. Cái xã hội mình nó rối tung lên như vậy thì làm sao mà mình …. thành thử tôi nghĩ rằng vấn đề là … Các anh yêu tôi thì nói là tôi có sự nghiệp hơi đầy đủ, hơi lớn một tí đấy, nhưng mà riêng tôi thì tôi thấy cho đến giờ phút này thì tôi hoàn toàn thất bại. Bởi vì đất nước đã thống nhất rồi mà lòng người thì không thống nhất, thành thử đại khái nếu mà tôi có chết đi thì tôi hãy còn gần như là tôi không được thỏa mãn.
Mặc Lâm: Vâng. Đó là nỗi buồn và một cái gì đó rất là…
Nhạc sĩ Phạm Duy: Một nỗi buồn? Sự thực tôi không buồn đâu. Tôi thản nhiên lắm. Bây giờ tôi 92 tuổi đầu rồi tôi còn buồn làm cái gì nữa.

Lòng người chưa thống nhất

pham-duy-250.jpg
Phạm Duy và gia đình thực hiện Minh Họa Truyện Kiều Phần 2. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.

Mặc Lâm: Nhạc sĩ Phạm Duy gắn liền cuộc đời của mình với những nổi trôi của đất nước như vậy, thì xin được hỏi ông nếu lịch sử thiếu vắng những nổi trôi thì Phạm Duy sẽ ra sao và dòng nhạc của ông sẽ ra sao ạ?
Nhạc sĩ Phạm Duy: Không có những cái đó sẽ không có Phạm Duy nữa.
Mặc Lâm: Nhưng tại sao khi đất nước đã hòa bình, đã thống nhất cả hai miền mà cái nổi trôi ấy, cái không thể hiểu nhau ấy vẫn hiện diện cả trong lẫn ngoài đất nước, thưa nhạc sĩ?
Nhạc sĩ Phạm Duy: Không. Giản dị lắm. Anh muốn biết tại sao thì anh hỏi thẳng chính quyền ấy. Anh phải hỏi thẳng chính quyền tại sao lại như thế?
Mặc Lâm: Tuy không nói ra nhưng rất nhiều người tại hải ngoại vẫn theo dõi sinh hoạt của nhạc sĩ rất đều đặn. Trong những lần ông ra mắt những CD hay các chương trình nhạc thính phòng từ Sài Gòn ra Hà Nội, Nhạc sĩ có hạnh phúc lắm hay không khi được đứng trên sân khấu tại quê hương? Nhiều người muốn biết cảm giác của ông có thay đổi gì so với trước đây khi ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình.
Nhạc sĩ Phạm Duy: Thì bây giờ đây anh xem. Tôi ở trong nước, tôi ở ngoài Hà Nội, tôi phải đi vào trong Nam. Rồi tôi lại phải bỏ trong Nam đi ra ngoại quốc. Ra ngoại quốc rồi lại trở về, thành thử tôi không có thay đổi gì cả, mà mỗi lần đi như vậy thì tôi chỉ đi lánh nạn thôi, lánh nạn đấy, thành thử tôi không thay đổi gì cả.
Giản dị lắm. Anh muốn biết tại sao thì anh hỏi thẳng chính quyền ấy. Anh phải hỏi thẳng chính quyền tại sao lại như thế?
Nhạc sĩ Phạm Duy
Mặc Lâm: Bảy mươi năm đã trôi qua và hiện nay nhạc sĩ vẫn tiếp tục công trình cuối cùng của mình đó là tác phẩm “Minh họa Kiều”, xin ông cho biết là đứa con út này hiện giờ ra sao rồi, thưa nhạc sĩ?
Nhạc sĩ Phạm Duy: Hiện nay thì những phần xong từ trước khi còn ở hải ngoại thì đã được trình bày khắp thế giới rồi, ở Paris, ở bên Đông Đức, Tây Đức, ở khắp nơi rồi… còn những phần về sau này mà tôi mới sáng tác thì chưa thu thanh được. Con tôi – Duy Cường nó bận quá, nó không đủ thì giờ để làm hòa âm, và đồng thời người hát cũng không có ai. Thành thử nếu mà tôi có chết đi thì nó sẽ trở thành một tác phẩm bị bỏ dở thôi.
Mặc Lâm: Tôi còn nhớ có một bản nhạc mà khi xưa đã gây tranh cãi là có nên lấy nó làm quốc ca hay không là bản “Việt Nam! Việt Nam!” của ông. Ông có muốn chia sẻ gì thêm về bài hát này?
Nhạc sĩ Phạm Duy: Anh nhớ lại từng chữ từng câu trong bài “Việt Nam! Việt Nam!”. Tại sao đầu đề lại hai chữ “Việt Nam! Việt Nam!”? Bởi vì nước Việt Nam mình bị chia làm hai, thành hai thứ “Việt Nam – Việt Nam”. Bây giờ chỉ có một Việt Nam thôi thì tốt hơn. Trong khi đó tôi xưng tụng một nước Việt Nam như vậy, trong đó thì “tình yêu đây là khí giới” mà, hai bên vẫn còn nghi kỵ nhau, vẫn chưa bắt tay nhau. Thành thử vấn đề là “lòng người chưa thống nhất mà đất nước thống nhất rồi”.

Chỉ muốn làm thinh

pham-duy-2-200.jpg
Nữ ca sĩ Thái Hằng và nhạc sĩ Phạm Duy trong ngày cưới tại Thanh Hóa năm 1949. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.

Mặc Lâm: Trở về Việt Nam là ước vọng cuối cùng của ông đã được thực hiện, nhạc sĩ có hài lòng với sự trở về này sau bảy năm sống và đi khắp nơi trên lãnh thổ hình chữ S hay không ạ?
Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi về đây nói cho ngay ra thì tôi phải về đất nước vì lẽ dĩ nhiên người già cũng như lá rụng về cội, như cá lội về nguồn thôi. Lúc mà tôi về đây thì tôi cũng không có ý định gì khác hơn là về hưu. Người ta hỏi tôi về đây ông có ý định làm gì, thì tôi bảo tôi về đây thì thích làm thinh thôi, tôi không muốn nói năng gì cả nữa. Không may là vấn đề tất cả tác phẩm của tôi bán cho nhà xuất bản thì mỗi lần nhà xuất bản họ in hay là họ tổ chức đại nhạc hội thì tôi lại phải ra mắt, hóa ra mình muốn làm thinh mà nhà xuất bản cứ thích tôi lại làm ồn lên thôi.
Tôi về đây nói cho ngay ra thì tôi phải về đất nước vì lẽ dĩ nhiên người già cũng như lá rụng về cội, như cá lội về nguồn thôi.
Nhạc sĩ Phạm Duy
Mặc Lâm: Nhưng mà đó là xuất phát từ tình yêu thương một nhạc sĩ, một cây nhạc cổ thụ của Việt Nam, như vậy có gì đáng trách đâu!
Nhạc sĩ Phạm Duy: Không! Không! Không! Tôi không phê bình ai bảo tại sao tôi làm ồn đâu. Nói như vậy nhưng tôi không trách ai cả. Chỉ có vấn đề là tôi là một người đã 92 tuổi đầu rồi thì tôi nên làm thinh thôi, nhưng mà khổ nhất là tôi vẫn còn phải hoạt động, vẫn phải đi quảng cáo, làm dĩa hát, rồi phải bán, thành thử khổ một nỗi là tôi bị mang tiếng làm ồn quá, sợ làm phiền thôi.
Mặc Lâm: Vâng!
Quý vị vừa theo dõi một vài chia sẻ với nhạc sĩ Phạm Duy. Đáng ra bài phỏng vấn này được giữ lại cho tới khi nhạc sĩ qua đời nhưng chúng tôi quyết định cho nó xuất hiện vì nếu không, chắc ông không còn dịp nghe những phản hồi của người yêu nhạc của ông sau khi nghe những trình bày khá thiết tha của nhạc sĩ trong bài phỏng vấn này…
Một lần nữa xin cảm ơn người nhạc sĩ tài hoa và xin chúc ông luôn giữ lòng thanh thản trong những ngày tháng sắp tới.

31 comments:

  1. Nhớ mãi câu này của ông: "Về làm gì. Những thằng như Hoàng Cầm, sẽ ngửa tay xin tiền. Mình cho nó một trăm đô, nó chê ít... Về làm đéo gì. Còn chơi gái á, bên này thiếu gì." (Phạm Duy)

    ReplyDelete
  2. chú ý nhất cái này:

    Mặc Lâm: Nhưng tại sao khi đất nước đã hòa bình, đã thống nhất cả hai miền mà cái nổi trôi ấy, cái không thể hiểu nhau ấy vẫn hiện diện cả trong lẫn ngoài đất nước, thưa nhạc sĩ?
    Nhạc sĩ Phạm Duy: Không. Giản dị lắm. Anh muốn biết tại sao thì anh hỏi thẳng chính quyền ấy. Anh phải hỏi thẳng chính quyền tại sao lại như thế?

    ReplyDelete
  3. Tôi kg ưa PD khi cuối đời rồi mà lập trường kg bằng những nhạc sĩ khác,nhưng ông là người sinh ra ở miền BẮC và sinh sống ở miền NAM lẫn hải ngoại thì chắc chắn ông PD kg bao giờ ăn nói mất dạy như thế!!chỉ có tụi cán bộ VC mới lăng mạ lẫn nhau như thế mà thôi!!

    ReplyDelete
  4. cũng nên thông cảm cho những người già quá 85...ông ta chỉ muốn làm THINH.

    ReplyDelete
  5. May mà có bactu post bài của VIP KK Nguyễn Văn Chức.

    Anh đọc hết thì thấy còn nhiều điều tệ hơn thế nữa.

    ReplyDelete
  6. "TÔI CHỈ MUỐN LÀM THINH"
    Câu này thấy khó ngửi quá. Thiên hạ vẽ 1 ông làm 10. Ông PD chắc đẻ ngược.

    ReplyDelete
  7. Từ ngày PD ăn nói linh tinh bên VN làm tôi mất phê nhạc PD!!

    ReplyDelete
  8. Nếu PD ăn nói mất dạy như thế này thì PD chết đi!!!

    ReplyDelete
  9. hahaha dể thôi để mình mail cho ổng vài chục viên Viagra là ....-:)

    ReplyDelete
  10. Trích từ: http://vietnamnet.vn/vanhoa/tintuc/2007/03/677214/ .

    Đọc cho vui thôi.

    Nghe cụ PD thổ lộ

    " Tôi có nghe dư luận, đấy là một số người không ưa tôi nên họ nhạo báng bằng cách nói tôi về Việt Nam là vì có bạn gái 20 tuổi; tôi sáng tác “Nhục tình ca” tặng cô ấy. Xin thưa rằng : Dòng "Nhục tình ca" tôi soạn cách đây 20 năm, “Tục ca” cũng trên 30 năm rồi, nhưng tôi không đưa ra quần chúng, vì người dân mình chưa nghe được." '

    "Cá nhân tôi là nghệ sĩ, tôi tham lam sáng tác và tôi không thể chỉ sáng tác một đề tài. Nhưng đề tài này tế nhị quá, cho nên tôi đã không phổ biến, các con tôi cũng bảo đừng nên đưa ra quần chúng. Như một số bài "Nhục tình ca" tôi có đưa cho Tuấn Ngọc và Duy Quang thì các ông ấy lắc đầu lè lưỡi không dám hát. Năm 2002 tôi về Việt Nam, tôi nhờ Bảo Yến và Nhã Phương hát để thâu lại cho mình nghe, chứ không phát hành gì cả."

    " Bài hát của tôi là "Tình tự ca" chứ không có tên "Thiên duyên tình mộng" (hay “tỉnh mộng” ) như các thông tin bịa đặt kia. Đấy là bài hát ca ngợi tình yêu đôi lứa yêu nhau. Cho tới bây giờ, ngoài một số ca khúc của Lê Uyên Phương, các bài hát về tình yêu gần như chỉ có nắm tay, vuốt tóc, hôn môi. Tôi ca ngợi ái tình thể xác."

    "Nói chung, ai yêu hay ghét tôi nữa cũng không có gì là quan trọng. "

    "Tôi thấy ở Ấn Độ người ta thờ thần dương vật linga và thần âm vật yoni chắc là vì họ tôn sùng cuộc sống. Tôi viết nhạc về tình yêu, cốt lõi của nó là nhục tính. Tôi là nghệ sĩ, tôi nói về cử chỉ ái tình nhưng đã đưa nó lên thành nghệ thuật. "
    " Nếu tôi phát hành đĩa, mọi nguời tha hồ phê phán. Tôi thấy người nghệ sĩ được nhiều người nhắc đến, cho dù khen chê cũng là điều vui mừng, nhất là người làm cả ngàn bài hát như tôi. Có những nguời viết nhạc không ai nhắc tới, thật là tội nghiệp. "

    "Nói vậy chắc không ai tin. Lúc tôi đã có vợ, tôi chỉ yêu một người phụ nữ trong 10 năm trời với mối tình rất nghệ sĩ. Tôi không đụng chạm tới cái chân lông của cô ấy. Cô ấy làm 300 bài thơ tặng tôi, tôi viết tặng cô ấy gần 50 bài tình ca hay nhất đời mình. Sau 10 năm trời, chúng tôi chia tay nhau, tôi vẫn còn giữ lại một ít kỷ vật (là những bài thơ) để bây giờ, đi đâu tôi cũng mang theo.
    Cô ấy là..."

    Ai chưa nghe bài "Thiên duyên tình mộng" thì giờ nghe cho biết.

    ReplyDelete
  11. hahaha... TN & DQ lè lưỡi là phải ...

    Chắc PD sáng tạo trường phái "nhục tình ca" này, thì cũng giống như trường phái tranh lõa thể trong mỹ thuật ? Thậm chí còn dữ dội hơn ?

    ReplyDelete
  12. Bài này nghe ác đạn luôn hahaha

    Thiên duyên tình mộng

    Em đã đưa anh, em đã đưa anh, đi vào tình tự,
    Anh cũng theo em, anh cũng theo em tới nơi đợi chờ
    Tình, tình tự này, tình nơi chung gối,
    Chờ, chờ đợi này, đến kiếp duyên đôi
    Em níu lưng anh, em níu lưng anh nhưnhững con sâu cuộn tròn
    Anh cắn môi em, anh cắn môi em, ngây ngất trong muôn ngàn nụ hôn

    ĐK:
    Em đã đưa anh, em đã đưa anh, ra vùng thẹn thùng
    Anh cũng theo em, anh cũng theo em thoát ly ngại ngùng
    Tình, tình của mình, tình không ngăn cấm,
    Tình, tình địa đàng, hơn cõi thiên tiên
    Em quấn chân anh, anh gác chân em,
    Ta khóa nhau trên giường tình
    Anh uốn lưng cong, em ưỡn lưng ong cho sét âm dương nổ tung

    Tình là không kinh hãi, tung giây trói buộc,
    Tình là không gian dối, yêu không ngần ngại
    Ta đã yêu nhau, ta đã yêu nhau trong nhiều mộng đẹp
    Ta cũng yêu nhau, ta cũng yêu nhau với da thịt mềm
    Tình, tình tự này, trời cho ta đấy,
    Tình, tình tự này, giữ lấy cho nhau.

    Tình, tình tự này, giữ lấy cho nhau.
    Tình, tình tự này, giữ lấy cho nhau.

    ReplyDelete
  13. Dù sao thì ông PD cũng có cài tài về âm nhạc.
    Người đời thường nói có tài có tật, PD cũng thế thôi. Thế đấy nhưng ông còn tốt hơn khối kẻ, vừa bất tài mà lại còn hoang đàng vô độ nữa là khác!

    ReplyDelete
  14. em cũng thix nghe nhạc of PD nhưng mà bài kỳ quá ,,,,còn ca sĩ ca cũng ko hay,,,,haizz,,,,saigon potay

    ReplyDelete
  15. Cụ Phạm Duy đã gây nên một vụ tai tiếng lớn khắp từ Nam chí Bắc khi ngoại tình với ca sĩ Khánh Ngọc, là vợ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương - người gọi ông bằng anh rể. Sau sự kiện này, cụ lại dính vào một vụ tình cảm nữa với Alice, con gái của một người tình cũ hồi năm 1944 tên Hélène.

    ReplyDelete
  16. Người bóc tem của bài này đâu rồi tác giả ơi ?

    ReplyDelete
  17. Con tem công tử dán là bên nhà tuthuc chứ không phải là bactu.
    Công tử qua bên tuthuc là thấy ngay thôi


    http://tuthuc.multiply.com/journal/item/120/120?replies_read=8

    ReplyDelete
  18. Trích "Tôi thấy ở Ấn Độ người ta thờ thần dương vật linga và thần âm vật yoni chắc là vì họ tôn sùng cuộc sống. Tôi viết nhạc về tình yêu, cốt lõi của nó là nhục tính. Tôi là nghệ sĩ, tôi nói về cử chỉ ái tình nhưng đã đưa nó lên thành nghệ thuật. " hết

    Nghệ sĩ tài ba như Phạm Duy cũng sướng thật, cứ trần truồng khoe thân mình, từ đầu xuống rốn, từ rốn xuống chân trước thiên hạ, rồi kết luận tất cả vì nghệ thuật. Xong!

    ReplyDelete
  19. Cũng chỉ là một tay chốn chạy hết thời nên quay đầu về núi thôi, khi mà nơi khác không ai dùng nữa nên mới tỏ ra là ta yêu nứớc, yêu quê hương ?

    ReplyDelete
  20. Chán lắm cái tư cách của bác này !

    ReplyDelete
  21. Nghe nói bác này được trả nửa triệu đô la cho các bản quyền về nhạc nên mới hí hửng về VN để dưỡng già. Nói đến PD là phải nói đến tiền và gái, hai thứ không thể thiếu trong đời của ông ta.

    ReplyDelete
  22. Mình yêu, là yêu nhạc của ông, yêu tài hoa của ông, chứ còn nhân thân của ông, thì chẳng có gì để mê cả.

    ReplyDelete
  23. Hồi nhỏ em rất thích bài hát :" Bà mẹ quê" của PD .

    ReplyDelete
  24. NĂM 2005 cụ PD về nước thì đã 85 tuổi rồi. Ca khúc THIÊN DUYÊN TÌNH MỘNG được ca sĩ Bảo Yến trình bày lần đầu. Ở tuổi này làm sao cụ có thể

    ... Em níu lưng anh, em níu lưng anh như những con sâu cuộn tròn
    Anh cắn môi em, anh cắn môi em, ngây ngất trong muôn ngàn nụ hôn
    ...
    Em quấn chân anh, anh gác chân em, Ta khóa nhau trên giường tình
    Anh uốn lưng cong, em ưỡn lưng ong cho sét âm dương nổ tung
    ...
    hết ý với cụ.

    Cụ Phạm Duy đã gây nên một vụ tai tiếng lớn khắp từ Nam chí Bắc khi ngoại tình với ca sĩ Khánh Ngọc, là vợ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương - người gọi ông bằng anh rể. Sau sự kiện này, cụ lại dính vào một vụ tình cảm nữa với Alice, con gái của một người tình cũ hồi năm 1944 tên Hélène. Tuy nhiên, ông khẳng định cả hai chuyện này đều là những tình cảm trong sáng: "Vì vấn đề chênh lệch tuổi tác cũng như vì tôi không muốn làm phiền những người chung quanh một lần nữa, tôi quyết định ngay từ lúc đầu rằng đây chỉ là một mối tình giữa hai tâm hồn mà thôi. Tôi cố gắng tránh mọi đụng chạm về xác thịt và tôi hãnh diện để nói rằng nàng vẫn là một trinh nữ khi rời xa tôi để bước chân lên xe hoa về nhà chồng. Là một nghệ sĩ, tôi cần tình yêu để sáng tác, giống như con người cần khí trời để thở. Tôi không cần phải chiếm đoạt ai cả, nhất là chiếm đoạt một người con gái còn ít tuổi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tin lời ông cố nội PD thì có khác gì tin đảng cộng sản nói chúng thương dân yêu nước, chúng là nô bộc của nhân dân chứ>
      Thiện tai!

      Delete
  25. Phạm Duy: "Tôi thấy ở Ấn Độ người ta thờ thần dương vật linga và thần âm vật yoni chắc là vì họ tôn sùng cuộc sống. Tôi viết nhạc về tình yêu, cốt lõi của nó là nhục tính. Tôi là nghệ sĩ, tôi nói về cử chỉ ái tình nhưng đã đưa nó lên thành nghệ thuật. "
    " Nếu tôi phát hành đĩa, mọi nguời tha hồ phê phán. Tôi thấy người nghệ sĩ được nhiều người nhắc đến, cho dù khen chê cũng là điều vui mừng, nhất là người làm cả ngàn bài hát như tôi. Có những nguời viết nhạc không ai nhắc tới, thật là tội nghiệp. "

    Trên một ngàn bài hát của Phạm Duy có một số thực sự đi vào lòng người và có lẽ nổi nhất là vào trước thời có nhạc Trịnh Công Sơn và Lê Uyên Phương xuất hiện. Tôi không ca ngợi nhạc Trịnh Công Sơn của một lạc đường những lời lẽ thân cộng nhưng ca tụng anh ở nét nhạc tuy đơn thuần nhưng thực sự dễ đi vào lòng người và những lời thơ tình trừu tượng thật đẹp mà có lẽ cho đến nay chưa một nhạc sĩ nào có thể viết được những lời nhạc hay ho như vậy, hay cho đến độ Phạm Duy phải ghen tức và biểu lộ ra sự nhỏ nhen của ông khi phát biểu ở quán L’yên Vũng Tầu trước một số thính giả thân hữu trong đó có tôi: “ trên đường đi mọc cành lá mù là cái lá quái gì? “. Cũng trong buổi này tôi được nghe tài năng nhạc tục tĩu của Phạm Duy với: Nàng ngồi nàng gọt củ từ diễn tả một cô gái VN, dĩ nhiên là VN vì cô ta gọt củ từ mà, nội dung diễn tả sự thủ dâm của cô gái khi ngồi gọt củ từ, rồi gái lội qua khe, diễn tả cô gái vén váy lội qua khe nước. Nhạc Phạm Duy đang bắt đầu bị nhận chìm bởi nhạc TCS nên ông ta cũng tìm cách chuyển hướng lời nhạc và nét nhạc để mong gỡ gạc chút hư danh bằng cách đạo nhạc với bài “ kỷ vật cho em “ nghe lời nhạc cũng phản chiến ra phết và chiến sỹ VNCH cũng trũng lòng với lời bài nhạc này. Nói đến Lê Uyên Phương, một xuất hiện khá cùng thời với Trịnh Công Sơn, với cây đàn thùng và nét nhạc xen lẫn cổ điển tây phương cộng với giọng ca man dại của Lê Uyên, anh đã tạo cho mình một chỗ đứng khá nổi bật với những ca khúc tình ca thật lãng mạn, sự diễn tả lời lẽ của anh trong bản nhạc tuy có khá nhiều những cảm xúc của da thịt như bài trên da tình yêu nhưng vẫn tế nhị và không tục tĩu bẩn thỉu như nhạc tục ca của Phạm Duy và một lần nữa Phạm Duy tìm cách chuyển hướng nhạc của ông để có đường nét như của Lê Uyên Phương, quý vị có thể tìm nghe bài Cỏ Hồng của Phạm Duy để tìm thấy nét nhạc Lê Uyên Phương trong đó. Viết cả ngàn bài nhạc là một công trình vĩ đại nhưng không giữ được lập trường thì cũng như một bức tường thành mà nền tảng bắt đầu bị lún. Tôi thật sự không coi PD như một tài năng âm nhạc khi chính bản thân ông không giữ được lập trường, ngay cả lập trường về cuộc sống ông cũng không xác định được. Có những người viết nhạc không được ai nhắc tới nhưng chính họ tự mãn vì coi những bài nhạc như những đứa con được ra đời và chăm sóc nó. Nghệ thuật không thể biết trước được giá trị, biết đâu 50 năm,100 năm hay 1,000 năm sau những đứa con của họ lại nổi bật phải không?. Lại có những người viết nhạc khi chết đi được người đời nhắc đến như những kẻ tiểu nhân thô tục thì cũng không lấy gì làm hãnh diện. Ông Phạm Duy dường như cũng chưa phân biệt được hai danh từ : nổi tiếng và mang tiếng thì phải, với tôi ông là người mang tiếng nhiều hơn nổi tiếng và hy vọng ông được đọc những lời này trước khi ông xa rời cõi đời.
    Nguyễn Hải

    ReplyDelete

  26. Cám ơn anh Nguyễn Hải, Vì anh là nhạc sĩ nên chia sẻ của anh cũng khác với những người như chúng tôi không rành về âm điệu. Những nhận xét của chúng tôi thì thường nhìn vào những biểu lộ của những tác giả có cái nhìn thiện cảm hay không về cụ PD qua mặt báo chí, rồi thông tin bạn bè ưa thích hoặc chê bai ông cụ, nên không thấy được những gì anh thấy. Anh đã có nhiều "cơ may" để thường đối diện và được nghe những lời bộc bạch "vàng, nhục" cuả ông cụ nên anh biết và hiểu nhiều về cách sống và chân lý của ông ta.
    Đang chờ những đứa con tinh thần khác của anh ra đời để giới thiệu cùng bạn bè.

    ReplyDelete
  27. Thưa anh, mặc dù tôi viết nhạc và hiện nay một số bản nhạc viết phổ từ thơ Phật Giáo đã khá phổ thông và nổi tiếng như: Bài ca đưa đò, Pháp âm bồ tát và mộng huyễn vân vân. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ tự xưng mình là nhạc sĩ. Tôi dùng kiến thức hiểu biết về âm nhạc để phần lớn phổ nhạc vào thơ bạn bè giao duyên và tìm nguồn vui trong cuộc sống tạm này. Những lời phê bình của tôi về ông PD không xuất phát từ ganh tị vì bản thân tôi không phải là nhạc sĩ. Trước năm 1972 tôi hát và đàn rất nhiều nhạc phẩm của ông nhưng kể từ khi nghe lời phê bình hạ cấp của ông về lời nhạc TCS và nghe những bài tục ca cũng như được biết đến cách sống vô đạo đức của ông ta và lại nữa lối viết nhạc mất lập trường kể từ khi có nhạc TCS và LUP ra đời tôi bỗng dưng không còn cảm thấy PD là một tài năng về âm nhạc nữa. Anh còn nhớ không, vào những năm 1968 trở về sau này, ở các phòng trà, vũ trường, nhạc PD đã thực sự không còn chỗ đứng và tôi nghĩ rằng PD cũng cảm nhận được điều này nên lập trường về âm hưởng của ông đã bị thay đổi. Những tuyên bố của ông về đất nước sao nghe thật ngây ngô như những đứa trẻ không hiểu gì về nhân tình thế thái. Đất nước đã thống nhất nhưng lòng người không thống nhất. Thử hỏi trên thế gian này ông ta tìm đâu được sự thống nhất của lòng người. Ngay cả thượng đế còn không làm được điều này nên tranh chấp, nên chiến tranh xẩy ra khắp mọi nơi, nói kiểu của PD khi phê bình lời nhạc TCS: nhạc PD là cái quái gì mà có thể thống nhất được lòng người, đúng là hoang tưởng.
    Nguyễn Hải

    ReplyDelete
  28. Chúng ta cũng phải công nhận ông ta là người có thiên tài về âm nhạc, ông có rất nhiều bài để cả nước thích nghe. Các cụ thường nói " có tài thì có tật" mà. Ai cũng biết ông ta là người thích nổ, ăn nói lung tung nhìn thiên hạ bằng nửa con mắt, và nhất là vấn đề đạo đức thì ông là vua ba trợn hay có thể nói ông là người ăn nói rất hỗn hào với bạn bè. Nhớ lại những ngày cuối tháng 4 năm 75 khi chạy trốn cộng sản, tôi có ở chung đảo Wake Island với gia đình ông khoảng 2 tháng, và cũng cùng chung building nữa, nên cũng có "cơ duyên" nghe ông văng tục chửi thề mỗi khi túm tụm bù khú. Nói chung ai đã từng được nghe ông nói chuyện ở một môi trường nào đó thì có thể đánh giá ít nhiều về con người ông ta.

    ReplyDelete