Thursday, August 23, 2012

Muốn chuyển đổi năm Dương Lịch trước Công Nguyên sang năm Âm Lịch phải làm thế nào?


(Trích dẫn quyển Tử Vi & Ðiạ lý Thực Hành của Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ)

 Như chúng ta đã biết, bắt đầu năm thứ 1 (nhứt) cho đến ngày nay, là thời gian được gọi sau Công Nguyên.
Còn thời gian xảy ra trước năm thứ 1 này, thì được tính thời gian trở ngược lại và được gọi là trước Công Nguyên.
Muốn chuyển đổi năm Dương Lịch trước Công Nguyên sang năm Âm Lịch phải làm thế nào?
Trước hết, chúng ta lấy năm Dương Lịch muốn chuyển đổi, rồi cộng thêm 2. Sau đó, lấy số thành có được đem chia cho 60 (bởi vì, trong Vận Niên Lục Giáp có 60 năm).
Nếu thấy số lẽ dư thừa, thì chúng ta lại lấy số 60 đem trừ lại số lẽ dư thừa, để có con số kết quả.
Con số kết quả này, chính là con số thứ tự trong bảng Vận Niên Lục Giáp, khi đó thấy được năm Âm Lịch sẽ là năm nào chúng ta đã chuyển đổi.
Ðể thử tìm các năm Dương Lịch trước Công Nguyên : 624 - 551 - 544 - 497 chuyển đổi sang năm Âm Lịch là năm con gì ?

Chúng ta lần lượt áp dụng phương pháp trên để tính như sau :

624 : là năm Phật Ðản Sanh của Ðức Phật Thích Ca.
Chúng ta lấy năm 624, cộng thêm 2, có số thành là :
524 + 2 = 626, rồi đem chia cho 60, có được :
626 = (60 x 10) + 26 (26 là số lẽ dư thừa)
Kế đến, chúng ta lại lấy số 60, đem trừ cho 26, thì có kết quả như sauá:
60 - 26 = 34
Sau cùng, xem coi bảng Vận Niên Lục Giáp, thì chúng ta thấy số 34 là năm Ðinh Dậu, chính là năm Phật Ðản Sanh của Ðức Phật Thích Ca.

551 : là năm Ðức Khổng Phu Tử hạ sanh
Chúng ta lấy năm 551, cộng thêm 2, có số thành là :
551 + 2 = 553, rồi đem chia cho 60, có được :
553 = (60 x 9) + 13 (13 là số lẽ dư thừa)
Kế đến, chúng ta lại lấy số 60, đem trừ cho 13, thì có kết quả như sauá:
60 - 13 = 47
Sau cùng, xem coi bảng Vận Niên Lục Giáp, thì chúng ta thấy số 47 là năm Canh Tuất, chính là năm Ðức Khổng Phu Tử hạ sanh.

544 : là năm Ðức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn.
Chúng ta lấy năm 544, cộng thêm 2, có số thành là :
544 + 2 = 546, rồi đem chia cho 60, có được :
546 = (60 x 9) + 6 (6 là số lẽ dư thừa)
Kế đến, chúng ta lại lấy số 60, đem trừ cho 6, thì có kết quả như sauá:
60 - 6 = 54
Sau cùng, xem coi bảng Vận Niên Lục Giáp, thì chúng ta thấy số 54 là năm Ðinh Tỵ, chính là năm Ðức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn.

497 : là năm Ðức Khổng Phu Tử từ trần.
Chúng ta lấy năm 497, cộng thêm 2, có số thành là :
497+ 2 = 499, rồi đem chia cho 60, có được :
499 = (60 x 8) + 19 (19 là số lẽ dư thừa)
Kế đến, chúng ta lại lấy số 60, đem trừ cho 19, thì có kết quả như sauá:
60 - 19 = 41
Sau cùng, xem coi bảng Vận Niên Lục Giáp, thì chúng ta thấy số 41 là năm Giáp Thìn, chính là năm Ðức Khổng Phu Tử từ trần.

Nhân nhắc đến Ðức Phật Thích Ca, để biết thêm, có người hỏi năm 2010 Canh Dần là năm Phật Lịch và Ðại Lễ Phật Ðản thứ mấyá? xin thưa rằngá:
Ðức Phật Thích Ca, là giáo chủ khai sáng ra Ðạo Phật, Ngài đã đã nhập Niết Bàn vào ngày rằm tháng hai năm 544 trước Công Nguyên, thuộc năm Ðinh Tỵ như đã thấy ở trước. Do vậy, năm 2010 này là năm Phật Lịch 2551 (bởi vì, chúng ta lấy 544 + 2010 = 2554).
Còn muốn biết năm Ðại Lễ Phật Ðản hay là Thị Hiện của Ðức Phật, chúng ta lấy năm Phật Lịch 2551 rồi cộng thêm 80 năm tuổi thọ và hành đạo của Ngài (2554 + 80 = 2634) hoặc là lấy năm sanh của Ngài là 624 tức năm Ðinh Dậu đã thấy ở trước, rồi cộng thêm 2007 năm, thì chúng ta có kết quả giống nhau (624 + 2010 = 2634).
Do vậy, Ðại Lễ Phật Ðản thứ 2634 là vào năm 2010.

Bảng vận Niên lục giáp
01 Giáp Tý
21 Giáp Thân
41 Giáp Thìn
02 Ất Sửu
22 Ất Dậu
42 Ất Tỵ
03 Bính Dần
23 Bính Tuất
43 Bính Ngọ
04 Ðinh Mão
24 Ðinh Hợi
44 Ðinh Mùi
05 Mậu Thìn
25 Mậu Tý
45 Mậu Thân
06 Kỷ Tỵ
26 Kỷ Sửu
46 Kỷ Dậu
07 Canh Ngọ
27 Canh Dần
47 Canh Tuất
08 Tân Mùi
28 Tân Mão
48 Tân Hợi
09 Nhâm Thân
29 Nhâm Thìn
49 Nhâm Tý
10 Quý Dậu
30 Quý Tỵ
50 Quý Sửu
11 Giáp Tuất
31 Giáp Ngọ
51 Giáp Dần
12 Ất Hợi
32 Ất Mùi
52 Ất Mão
13 Bính Tý
33 Bính Thân
53 Bính Thìn
14 Ðinh Sửu
34 Ðinh Dậu
54 Ðinh Tỵ
15 Mậu Dần
35 Mậu Tuất
55 Mậu Ngọ
16 Kỷ Mão
36 Kỷ Hợi
56 Kỷ Mùi
17 Canh Thìn
37 Canh Tý
57 Canh Thân
18 Tân Tỵ
38 Tân Sửu
58 Tân Dậu
19 Nhâm Ngọ
39 Nhâm Dần
59 Nhâm Tuất
20 Quý Mùi
40 Quý Mão
60 Quý Hợi

Còn nếu trường hợp, khi chia 60 có kết quả chẵn tức không có số dư thừa, (bởi vì, năm Dương Lịch trước Công Nguyên là 58 rồi + 2 = 60 tức lấy 60 chia cho 60) thì chúng ta nhìn vào bảng Vận Niên Lục Giáp, khi đó thấy được năm Âm Lịch là năm Quý Hợi. Bởi vì, trong bảng Vận Niên Lục Giáp, bắt đầu từ năm Giáp Tý số thứ tự 01 và kết thúc là năm Quý Hợi số thứ tự 60 .

Muốn chuyển đổi năm Dương Lịch sau Công Nguyên
sang năm Âm Lịch phải làm thế nàoá?

 Muốn chuyển đổi năm Dương Lịch sau Công Nguyên sang năm Âm Lịch phải làm thế nào? xin trích dẫn một số cách chuyển đổi như sau :

a)- Cách thứ nhứt :
Trước hết, chúng ta lấy năm Dương Lịch rồi trừ cho 3. Sau đó, lấy số năm Dương Lịch còn lại đem chia cho 60 (bởi vì, theo bảng Vận Niên Lục Giáp có 60 năm).
Khi đó, chúng ta có số lẽ dư thừa để so lại số thứ tự trong bảng Vận Niên Lục Giáp, thì sẽ biết được năm Âm Lịch đã được biến đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch năm gìá?, ví như các năm 1945 - 1954 - 1975...
Chúng ta lần lượt áp dụng như trên sẽ thấy:

1.- 1945 là năm Âm Lịch gì?
1945 - 3 = 1942
1942 : 60 = 32 Số lẽ dư thừa là 22.

Số lẽ dư thừa 22 này, nếu đem so số thứ tự trong bảng Vận Niên Lục Giáp, thì sẽ thấy năm Âm Lịch là năm Ất Dậu.

2.- 1954 là năm Âm Lịch gì?
1954 - 3 = 1951
1951: 60 = 32 Số lẽ dư thừa là 31

Số lẽ dư thừa 31 này, nếu đem so số thứ tự trong bảng Vận Niên Lục Giáp, thì sẽ thấy năm Âm Lịch là năm Giáp Ngọ.

3.- 1975 là năm Âm Lịch gì?
1975 - 3 = 1972
1972 : 60 = 32 Số lẽ dư thừa là 52
Số lẽ dư thừa 52 này, nếu đem so số thứ tự trong bảng Vận Niên Lục Giáp, thì sẽ thấy năm Âm Lịch là năm Ất Mão.

Ngoài phương cách thứ nhứt chuyển đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch, còn có các phương cách khác nữa, xin trích dẫn nối tiếp như sau:

b)- Cách thứ hai :

Cách này, chúng ta lấy năm Dương Lịch rồi cũng trừ cho 3. Sau đó, lấy số thành còn lại, đem chia cho 10 thay vì chia cho 60 (bởi vì, số 10 này tức là Thập Thiên Can), cho nên số dư thừa sẽ là số Can thuộc năm Âm Lịch chúng ta muốn chuyển đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch.
Kế đến, chúng ta lấy năm Dương Lịch, sau khi trừ cho 3, rồi số thành còn lại, đem chia cho 12 (số 12 này tức Thập Nhị Ðịa Chi), cho nên số dư thừa sẽ là số Chi thuộc năm Âm Lịch chúng ta muốn chuyển đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch.
Ðó là, phương cách dùng Thập Thiên Can và Thập Nhị Ðịa Chi, để thử tìm các năm Dương Lịch : 1945 - 1954 - 1975 chuyển đổi sang Âm Lịch năm gì?

Chúng ta lần lượt áp dụng như trên sẽ thấy:

1.- 1945 là năm Âm Lịch gì?

a)- Tính về Thiên Can :
1945 - 3 = 1942
1942 : 10 = 194 và số dư thừa là 2

Số dư thừa là 2 nếu chúng ta đem đối chiếu với số thứ tự trong Bảng Thập Thiên Can, thì sẽ thấy nó đúng vào hàng Can là Ất. (xin xem bảng Thập Thiên Can ở trang sau để thấy rõ ràng hơn).

Kế đến, chúng ta lại lấy năm Dương Lịch muốn đổi thành năm Âm Lịch, rồi cũng trừ cho 3 và chia cho 12, thì có kết quả số dư thừa như dưới đâyá:

b- Tính về Ðịa Chi :
1945 - 3 = 1942
1942 : 12 = 161 và số dư thừa là 10

Số dư thừa là 10 nếu chúng ta đem đối chiếu với số thứ tự trong Bảng Thập Nhị Ðịa Chi, thì sẽ thấy nó đung vào hàng Chi là Dậu. (xin xem bảng Thập Thiên Can ở trang sau để thấy rõ ràng hơn).

Sau cùng, chúng ta kết hợp Can và Chi đã chuyển đổi từ năm Dương Lịch sang năm Âm Lịch, đem lại kết quả Ất Dậu, (Nhựt Bổn đã cưỡng chiếm miền Bắc Việt Nam chưa tròn nửa năm, làm cho 2 triệu người chết đói)

Nếu số dư thừa ở hàng Can là 00 tức số chẵn, chúng ta so sánh bảng Thập Thiên Can ở hàng số 10 (bởi vì, chúng ta đem 10 chia cho 10, thì có kết quả là 00 tức là số chẵn) Khi đó, Can là Quý. Còn số dư thừa ở hàng Chi là 00 tức số chẵn, chúng ta đem đối chiếu bảng Thập Nhị Ðịa Chi ở hàng 12 (bởi vì, chúng ta đem 12 chia cho 12, thì có kết quả là 00 tức số chẵn giống nhau. Khi đó, Chi là Hợi.

2.- 1954 là năm Âm Lịch gì?

a)- Tính về Thiên Can :
1954 - 3 = 1951
1951 : 10 = 195 và số dư thừa là 1

Nếu, chúng ta đem đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Thiên Can ở trên, thì thấy số dư thừa 1, tức là Giáp.
b- Tính về Ðịa Chi :
1954 - 3 = 1951
1951 : 12 = 162 và số dư thừa là 7

Nếu, chúng ta đem đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Nhị Ðịa Chi ở trên, thì thấy số dư thừa 2, tức là Ngọ.
Do vậy, năm Dương Lịch 1954 được chuyển sang năm Âm Lịch là Giáp Ngọ.

3.- 1975 là năm Âm Lịch gì?

a)- Tính về Thiên Can :
1975 - 3 = 1972
1972 : 10 = 197 và số dư thừa là 2

Nếu, chúng ta đem đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Thiên Can ở trên, thì thấy số dư thừa 2, tức là Ất.
b- Tính về Ðịa Chi :
1975 - 3 = 1972
1972 : 12 = 164 và số dư thừa là 4
Nếu, chúng ta đem đối chiếu số thứ tự trong Bảng Thập Nhị Ðịa Chi ở trên, thì thấy số dư thừa 4, tức là Mão (Mẹo).

Do vậy, năm Dương Lịch 1975 được chuyển đổi sang năm Âm Lịch là Ất Mão (Mẹo).

c)- Cách thứ ba :

Chúng ta lấy năm Dương Lịch muốn chuyển đổi, rồi chia cho 60 (khỏi trừ 3 như cách thứ nhứt), rồi lấy số lẽ dư thừa, chia cho 12 (bởi vì, số 12 này tức Thập Nhị Ðịa Chi), thì có kết quả được số từ 0, 1, 2, 3, 4, 5 ... đến 11.
Trường hợp nếu số lẽ dư thửa nhỏ hơn 12, thì xem như kết quả là số 0 và lấy số lẽ dư thửa đã chia cho 60, để xem nó nằm ở hàng số mấy của cột số 0?
Sau cùng, chúng ta dùng Bảng Tính Số Dư Thừa để xem năm Dương Lịch được chuyển đổi sang năm Âm Lịch là năm gì?

Bảng Tính Số Lẽ Dư Thừa
Stt
0
1
2
3
4
0
Canh Thân
NhâmThân
Giáp Thân
Bính Thân
Mậu Thân
1
Tân Dậu
Quý Dậu
Ất Dậu
Ðinh Dậu
Kỷ Dậu
2
Nhâm Tuất
Giáp Tuất
Bính Tuất
Mậu Tuất
Canh Tuất
3
Quý Hợi
Ất Hợi
Ðinh Hợi
Kỷ Hợi
Tân Hợi
4
Giáp Tý
Bính Tý
Mậu Tý
Canh Tý
Nhâm Tý
5
Ất Sửu
Ðinh Sửu
Kỷ Sửu
Tân Sửu
Quý Sửu
6
Bính Dần
Mậu Dần
Canh Dần
Nhâm Dần
Giáp Dần
7
Ðinh Mão
Kỷ Mão
Tân Mão
Quý Mão
Ất Mão
8
Mậu Thìn
Canh Thìn
Nhâm Thìn
Giáp Thìn
Bính Thìn
9
Kỷ Tỵ
Tân Tỵ
Quý Tỵ
Ất Tỵ
Ðinh Tỵ
10
Canh Ngọ
Nhâm Ngọ
Giáp Ngọ
Bính Ngọ
Mậu Ngọ
11
Tân Mùi
Quý Mùi
Ất Mùi
Ðinh Mùi
Kỷ Mùi

Chúng ta lần lượt áp dụng như trên sẽ thấy:

1.- Năm 1945 là năm Âm Lịch gì?

1945 : 60 = 32 và số lẽ dư thừa là 25
25 : 12 = 2 và số lẽ dư thừa là 1
Sau đó, chúng ta xem số cột là 2 và số lẽ dư thừa ở hàng 1 trong Bảng Tính Số Dư Thừa. Khi đó, chúng ta thấy năm 1945 đã được chuyển đổi sang năm Âm Lịch là Ất Dậu.

2.- Năm 1954 là năm Âm Lịch gì?

1954 : 60 = 32 và số lẽ dư thừa là 34
34 : 12 = 2 và số lẽ dư thừa là 10
Sau đó, chúng ta xem số cột là 2 và số lẽ dư thừa ở hàng 10 trong Bảng Tính Số Dư Thừa. Khi đó, chúng ta thấy năm 1954 đã được chuyển đổi sang năm Âm Lịch là Giáp Ngọ.

3.- Năm 1975 là năm Âm Lịch gì?

1975 : 60 = 32 và số lẽ dư thừa là 55
55 : 12 = 4 và số lẽ dư thừa là 7
Sau đó, chúng ta lại áp dụng như 2 lần trước, xem số cột là 4 và số lẽ dư thừa ở hàng 7 trong Bảng Tính Số Dư Thừa. Khi đó, chúng ta thấy năm 1975 đã được chuyển đổi sang năm Âm Lịch là Ất Mão.

Như vậy, cả 3 phương cách chuyển đổi từ các năm Dương Lịch : 1945 - 1954 - 1975 chuyển sang năm Âm Lịch có kết quả giống nhau.

Trở lại, nhìn Bảng Tính Số Lẽ Dư Thừa, có người thắc mắc, tại sao để Thiên Can là Canh ở cột 0, mà không để Thiên Can khác trong Thập Thiên Can? Ví như Giáp hay Quý hoặc là Nhâm... để rồi, từ đó đếm tới và tiếp nối để tính cho những năm Âm Lịch?

Như chúng ta đã thấy ở trước, trong bảng Thập Thiên Can, chỉ có Thiên Can là Canh có số tận cùng của năm là 0, cho nên phải lấy Thiên Can là Canh để vào cột số 0 là hợp lý nhứt, rồi từ đó tính tới các cột : 1, 2, 3 và 4 như Bảng Tính Số Lẽ Dư Thừa đã thấy.

Nhân đây, xin trích dẫn Bảng Kê Thập Thiên Can có số tận cùng của năm thuộc Can gì?

Các Thiên Can
Số tận cùng
1.- Thiên can là Canh
Số tận cùng là 0
2.- Thiên can là Tân
Số tận cùng là 1
3.- Thiên can là Nhâm
Số tận cùng là 2
4.- Thiên can là Quý
Số tận cùng là 3
5.- Thiên can là Giáp
Số tận cùng là 4
6.- Thiên can là Ất
Số tận cùng là 5
7.- Thiên can là Bính
Số tận cùng là 6
8.- Thiên can là Ðinh
Số tận cùng là 7
9.- Thiên can là Mậu
Số tận cùng là 8
10.- Thiên can là Kỷ
Số tận cùng là 9

Chúng ta đã biết năm muốn tìm trong 60 năm Âm Lịch tức Vận Niên Lục Giáp nằm trong các khung từ 0 đến 4, thuộc khung nào rồi. Sau đó, chúng ta xem số lẽ dư thừa còn lại ở khung số lẽ dư thừa, từ trên tinh xuống, nghĩa là từ 0 đến 11, để biết năm Dương Lịch được chuyển đổi sang năm Âm Lịch là năm gìá?
Ðó là, phương cách thứ ba đã dẫn và có kết quả giống nhau.
Xin xem lại Bảng Tính Số Lẽ Dư Thừa dưới đâyá:


Bảng Tính Số Lẽ Dư Thừa
Stt
0
1
2
3
4
0
Canh Thân
NhâmThân
Giáp Thân
Bính Thân
Mậu Thân
1
Tân Dậu
Quý Dậu
Ất Dậu
Ðinh Dậu
Kỷ Dậu
2
Nhâm Tuất
Giáp Tuất
Bính Tuất
Mậu Tuất
Canh Tuất
3
Quý Hợi
Ất Hợi
Ðinh Hợi
Kỷ Hợi
Tân Hợi
4
Giáp Tý
Bính Tý
Mậu Tý
Canh Tý
Nhâm Tý
5
Ất Sửu
Ðinh Sửu
Kỷ Sửu
Tân Sửu
Quý Sửu
6
Bính Dần
Mậu Dần
Canh Dần
Nhâm Dần
Giáp Dần
7
Ðinh Mão
Kỷ Mão
Tân Mão
Quý Mão
Ất Mão
8
Mậu Thìn
Canh Thìn
Nhâm Thìn
Giáp Thìn
Bính Thìn
9
Kỷ Tỵ
Tân Tỵ
Quý Tỵ
Ất Tỵ
Ðinh Tỵ
10
Canh Ngọ
Nhâm Ngọ
Giáp Ngọ
Bính Ngọ
Mậu Ngọ
11
Tân Mùi
Quý Mùi
Ất Mùi
Ðinh Mùi
Kỷ Mùi

d)- Cách thứ tư :

Ðể tìm hiểu thêm, xin trích dẫn phuơng cách thứ tư, chúng ta cũng lấy năm Dương Lịch muốn chuyển đổi, rồi cũng chia cho 60.. Sau đó, chúng ta chỉ xem coi số lẽ dư thừa bao nhiêu?.
Kế đến chúng ta chỉ cần dùng Bảng Thiên Can và Ðịa Chi để tỉm năm Dương Lịch được chuyển đổi sang Âm Lịch là năm gì ?
Chúng ta lần lượt áp dụng như trên để tinh các năm Dương Lịchá: 1945 -1954 -1975 sẽ thấy như sauá:

1.- Năm 1945 là năm Âm Lịch gì?

1945 : 60 = 32 và số lẽ dư thừa là 25
Kế đến, chúng ta dùng Bảng Thiên Can và Ðịa Chi, để tra tìm, thì thấy số lẽ dư thừa là 25 nằm trong khung thuộc năm Ất Dậu.

2.- Năm 1954 là năm Âm Lịch gì?

1954 : 60 = 32 và số lẽ dư thừa là 34

Kế đến, chúng ta dùng Bảng Thiên Can và Ðịa Chi, để tra tìm, thì thấy số lẽ dư thừa là 34 nằm trong khung thuộc năm Giáp Ngọ.

3.- Năm 1975 là năm Âm Lịch gì?

1975 : 60 = 32 và số lẽ dư thừa là 55

Kế đến, chúng ta dùng Bảng Thiên Can và Ðịa Chi, để tra tìm, thì thấy số lẽ dư thừa là 55 nằm trong khung thuộc năm Ất Mão.

Phương cách thứ tư này, cũng có kết quả giống nhau như ba phương cách đã dẫn, chúng ta tùy ý lựa chọn cách nào thuận lợi và thích hợp nhứt để sữ dụng khi cần.

Ðể áp dụng cho phương cách thứ tư, xin trích dẫn Bảng Thiên Can và Ðịa Chi như sau :

Ðịa Chi
Thiên Can
Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tỵ
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Giáp
4

54

44

34

24

14

Ất

5

55

45

35

25

15
Bính
16

6

56

46

36

26

Ðinh

17

7

57

47

37

27
Mậu
28

18

8

58

48

38

Kỷ

29

19

9

59

49

39
Canh
40

30

20

10

60

50

Tân

41

31

21

11

1

51
Nhâm
52

42

32

22

12

2

Quý

53

43

33

23

13

3

Khi nhìn Bảng Thiên Can và Ðịa Chi ở đã dẫn, có người thắc mắc và muốn biết làm thế nào thiết lập Bảng Thiên Can và Ðịa Chi ? để giải tỏa cái thắc mắc, xin lần lượt thưa rằng :
Chúng ta nhìn dưới khung Thiên Can tức Thập Thiên Can, thì thấy có hàng dọc thẳng đứng từ trên xuống dưới thấy : Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý.
Kế đến, nhìn dưới hàng Ðiạ Chi tức Thập Nhị Ðịa Chi, thì thấy có hàng nằm ngang từ phải sang trái có ghi : Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi.
Sau đó, lại thấy các con số nằm trong khung dưới Thập Nhị Ðịa Chi là : Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi.
Nhưng, chúng ta để ý sẽ thấy, các con số này nằm cách khoảng và mỗi số sai biệt nhau là 10. Bởi vì, trong Thập Thiên Can có : 5 Dương Mạng và 5 Âm Mạng để kết hợp với Thập Nhị Ðịa Chi có : 6 Dương Mạng và 6 Âm Mạng, cho nên khi lập Bảng Thiên Can và Ðịa Chi, bắt buộc phải dùng phương thức trên để nhịp nhàng trong vòng Vận Niên Lục Giáp, ví như ở hàng Giáp có : Tý 4, Dần 54, Thìn 44, Ngọ 34, Thân 24, Tuất 14 và ở hàng Ất có : Sửu 5, Mão (Mẹo) 55, Tỵ 45, Mùi 35, Dậu 25, Hợi 15.
Nhưng để ý thấy : Tý 4, rồi chuyển khung kế tiếp là Dần 54... hàng kế Sửu 5, rồi chuyển khung kế tiếp là
Mão 55... là đúng. Bởi vì, chúng ta lại thấy không vượt quá số 60 tức Vận Niên Lục Giáp.
Trở lại, tra tìm số lẽ dư thừa, ví như 25, thì thấy số này nằm ở hàng Ất thuộc Thiên Can và hàng Dậu thuộc Ðịa Chi, từ đó chúng ta biết ngay năm Âm Lịch là Ất Dậu như đã thấy ở trước. Từ đó, chúng ta áp dụng để tra tìm số lẽ dư thừa khi cần tới sau này.

Nhưng tại sao Giáp Tý không đặt số 1, mà lại số 4 ? Trong khi, Tân Dậu lại đặt để số 1 ? Bởi vì, Giáp đứng đầu Thập Thiên Can và Tý đứng đầu Thập Nhị Ðịa Chi. Ðó là, thắc mắc hợp lý.
Nhưng, xin giải đáp thắc mắc như sauá:

Bởi vì, khi thiết lập Bảng Thiên Can và Ðịa Chi, để tính năm Âm Lịch, cho nên dùng Thập Thiên Can để kết hợp với Thập Nhị Ðịa Chi.
Nhưng chúng ta đã thấy, trong Bảng Kê Thập Thiên Can có số tận cùng của năm thuộc Can gì? ở trước, xin xem lại Bảng Kê Thập Thiên Can sau đâyá:


Các Thiên Can
Số tận cùng
1.- Thiên can là Canh
Số tận cùng là 0
2.- Thiên can là Tân
Số tận cùng là 1
3.- Thiên can là Nhâm
Số tận cùng là 2
4.- Thiên can là Quý
Số tận cùng là 3
5.- Thiên can là Giáp
Số tận cùng là 4
6.- Thiên can là Ất
Số tận cùng là 5
7.- Thiên can là Bính
Số tận cùng là 6
8.- Thiên can là Ðinh
Số tận cùng là 7
9.- Thiên can là Mậu
Số tận cùng là 8
10.- Thiên can là Kỷ
Số tận cùng là 9

Chúng ta thấyá: Can là Tân số tận cùng là 1 và Can là Giáp số tận cung là số 4... cho nên chúng ta thấy, hàng Giáp có : Tý 4, Dần 54, Thìn 44, Ngọ 34, Thân 24, Tuất 14 và hàng Ất có : Sửu 5, Mão (Mẹo) 55, Tỵ 45, Mùi 35, Dậu 25, Hợi 15 (bởi vì, Can là Ất số tận cùng là số 5).
Riêng Can là Tân số tận cùng là số 1, cho nên hàng Tân cóá: : Sửu 41, Mão (Mẹo) 31, Tỵ 21, Mùi 11, Dậu 1, Hợi 51 (xin xem lại Bảng Thiên Can và Ðịa Chi đã dẫn ở trước sẽ thấy rõ ràng).
Do vậy, Bảng Thiên Can và Ðịa Chi đã dẫn, thấy được phương pháp tính ăn khớp rất khoa học và hợp lý.
Hơn nữa, khi để ý trong Bảng Thiên Can và Ðịa Chi, sẽ thấy có liên quan về Dương Âm mật thiết với nhau.
Nếu các Thiên Can Dương nhưá: Giáp, Bính, Mậu, Canh và Nhâm, thì kết hợp với các Ðịa Chi Dương nhưá: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân và Tuất.

Trái lại, các Thiên Can Âm nhưá: Ất, Ðinh, Kỷ, Tân và Quý, thì sẽ kết hợp với các Ðịa Chi Âm nhưá: Sửu, Mão(Mẹo), Tỵ, Mùi, Dậu và Hợi
Do vậy, chúng ta cần lưu ý, đối với Thập Thiên Can và thập Nhị Ðịa Chi chỉ kết hợp Dương với Dương và Âm với Âm mà thôi và Không khi nào kết hợp Can Dương với Ðịa Âm hoặc Can Âm với Ðịa Dương, cho nên chúng ta không bao giờ thấyá: Giáp Sửu, Bính Mão, Mậu Tỵ, Canh Mùi, Nhâm Dậu... hoặc trái lại Ất Tý, Ðinh Dần, Kỷ Thìn, Tân Ngọ, Quý Thân... là thế đó.

Ðể chứng minh sự chính xác của nó, xin mời quý độc giả, xem lại Bảng Vận Niên Lục Giáp để so sánh sự kết hợp Dương Âm đối với Thập Thiên Can và Thập Nhị Ðịa có đúng không?

Bảng vận Niên lục giáp
01 Giáp Tý
21 Giáp Thân
41 Giáp Thìn
02 Ất Sửu
22 Ất Dậu
42 Ất Tỵ
03 Bính Dần
23 Bính Tuất
43 Bính Ngọ
04 Ðinh Mão
24 Ðinh Hợi
44 Ðinh Mùi
05 Mậu Thìn
25 Mậu Tý
45 Mậu Thân
06 Kỷ Tỵ
26 Kỷ Sửu
46 Kỷ Dậu
07 Canh Ngọ
27 Canh Dần
47 Canh Tuất
08 Tân Mùi
28 Tân Mão
48 Tân Hợi
09 Nhâm Thân
29 Nhâm Thìn
49 Nhâm Tý
10 Quý Dậu
30 Quý Tỵ
50 Quý Sửu
11 Giáp Tuất
31 Giáp Ngọ
51 Giáp Dần
12 Ất Hợi
32 Ất Mùi
52 Ất Mão
13 Bính Tý
33 Bính Thân
53 Bính Thìn
14 Ðinh Sửu
34 Ðinh Dậu
54 Ðinh Tỵ
15 Mậu Dần
35 Mậu Tuất
55 Mậu Ngọ
16 Kỷ Mão
36 Kỷ Hợi
56 Kỷ Mùi
17 Canh Thìn
37 Canh Tý
57 Canh Thân
18 Tân Tỵ
38 Tân Sửu
58 Tân Dậu
19 Nhâm Ngọ
39 Nhâm Dần
59 Nhâm Tuất
20 Quý Mùi
40 Quý Mão
60 Quý Hợi

1 comment:

  1. Coi bài này nhưng dài quá và phải có trình độ về tử vi thì mới hiểu biết được.

    ReplyDelete