Wednesday, October 31, 2012

• Thế giới đẹp lãng mạn với những… mái nhà tranh

Nhà lợp mái rơm mái rạ là một “đặc sản” kiến trúc của vùng quê, không chỉ một thời phổ biến ở Việt Nam mà hiện nay, tại nhiều vùng nông thôn trên khắp thế giới, mái gianh vẫn được sử dụng như một lối kiến trúc cổ điển đầy lãng mạn.

Vẻ đẹp nên thơ của những mái nhà tranh
Sau một vụ mùa thu hoạch, rơm rạ đầy ngập cả đường làng, những người nông dân cần cù, hay lam hay làm đã nghĩ ra đủ hình thức tận dụng, biến những thứ tưởng như là phế thải trở thành những món đồ thủ công đẹp mắt. Trong đó, đáng kể nhất là kiến trúc nhà mái lợp rơm rạ, cho tới nay vẫn còn thịnh hành ở nhiều miền quê phương Tây và tạo nên nét duyên dáng đặc trưng cho kiến trúc ở vùng nông thôn.
Vẻ đẹp nên thơ của những mái nhà tranh
Người ta vẫn xây nhà mái ngói, mái bằng bình thường, nhưng trên tầng mái thứ nhất hay còn gọi là mái trong đó là một khung mái thứ hai bao trùm ra ngoài được lợp bằng rơm rạ. Khi mưa xuống, nước sẽ trôi đi rất nhanh. Mùa hè, nó còn có tác dụng chống nắng, chống nóng. Trọng lượng nhẹ của lớp mái ngoài này cùng tính năng bảo vệ của nó giúp nâng cao tuổi thọ công trình và biến những ngôi nhà giản dị trở thành một tác phẩm kiến trúc mềm mại, duyên dáng, đầy tính thẩm mỹ. Chẳng thế mà công việc của những người thợ chuyên lợp mái rơm mái rạ được xếp vào nhóm “craft” – nghề thủ công tại nhiều nước phương Tây bởi tính chất công việc yêu cầu độ khéo léo từ bàn tay người thợ.
Vẻ đẹp nên thơ của những mái nhà tranh
Ngày nay, bạn vẫn có thể tìm thấy những ngôi nhà mái gianh ở vùng nông thôn các nước Châu Âu, Châu Á, trong đó nước Anh được biết tới là xứ sở của những mái nhà gianh đẹp mắt nhất. Những ưu thế của mái rơm mái rạ đã được khẳng định qua thời gian, nó vừa hữu dụng, vừa giàu thẩm mỹ và giá thành lại rất rẻ, độ bền rất cao.
Vẻ đẹp nên thơ của những mái nhà tranh
Ở những nước phát triển, khi xu hướng kiến trúc hiện đại đã trở nên quá phổ biến, những trang viên ở vùng nông thôn bắt đầu quay lại với lối kiến trúc hoài cổ và tạo nên một vẻ đẹp hài hòa với tổng thể không gian xung quanh. Đồng thời, kỹ thuật tạo hình cho mái gianh đã đạt tới mức có thể biến mỗi mái nhà thành một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt và không phải mái nhà nào cũng giống nhau, điều đó làm nên sự đa dạng sinh động cho mỗi công trình.
Kiến trúc mái gianh của Anh
Kiến trúc mái gianh của Anh

Kiến trúc mái gianh của Anh

Kiến trúc mái gianh của Anh

Kiến trúc mái gianh của Anh

Kiến trúc mái gianh của Anh

Kiến trúc mái gianh của Anh
Kiến trúc mái gianh của Anh

Mái rơm mái rạ của Hà Lan
Mái rơm mái rạ của Hà Lan


Một nếp nhà xinh của Ireland 
Một nếp nhà xinh của Ireland

Mái gianh của Nhật luôn vút cao 
Mái gianh của Nhật luôn vút cao

Mái gianh ở một vùng quê Hàn Quốc 
Mái gianh ở một vùng quê Hàn Quốc

15 comments:

  1. Nó là cái vòng luẩn quẩn bởi vì con người luôn thích cái mới , xua kia nhà tranh vách đất, lao động cật lực chi tiêu dè xẻn chắt bóp, dành được ít tiền làm được căn nhà gạch lợp ngói, tới nhà lầu mái bằng. Các nước châu Âu thì họ quá xướng nên bây giờ lại thích tham quan và ở những căn nhà lợp bằng rơm, rạ, vách chát bằng đất ......; Hìngh như con ngườoi đang trở về thời kỳ nguyên thủy ( sau văn minh cực đại ) ? Mình đang muốn có căn nhà xây theo kiểu Pháp với đầy đủ tiện nghi ( theo tiêu chuẩn Châu Âu ), chắc tới kiếp sau mới thành hiện thực ? Còn nhà tranh vách đất lợp bằng danh nứa thì mình ở mãi rồi.

    ReplyDelete
  2. Đúng là cái vòng lẩn quẩn như công tử nói. Nhưng phải công nhận những mái nhà tranh này được thiết kế hiện đại, nó có đầy đủ thứ văn minh trong đó, ngoài thì như tiên cảnh đủ 4 mùa hoa nở đó công tử.

    ReplyDelete
  3. Có được mái nhà tranh quanh năm hoa lá xanh tươi như những căn nhà trên thì 2 trái tim vàng mãi thổn thức quyện bên nhay cho tới ngàn thu chứ chẳng phải chơi.

    ReplyDelete
  4. Thêm cái hồ cá như của anh Từ thì đúng là Động Hoa Vàng mà ngày xưa ông quan huyện Tiên Du có phước mà không biết hưởng lại mò về trần, để rồi vỡ mộng trần gian.

    ReplyDelete
  5. Nhắc đến Động Hoa Vàng lại nhớ Phạm Thiên Thư.
    Cùng nghe nhé!
    [youtube]http://youtu.be/cgwIhTgVpz8[/youtube]

    ReplyDelete
  6. Những mái tranh lãng mạn, nên thơ, thật tuyệt vời cho các văn nhân thi sĩ. Bác Từ nên có vài câu thơ cho những mái tranh này.
    Không mấy ai lại không mơ có mái nhà tranh như trên.

    ReplyDelete
  7. Đẹp quá bác TT ơi!
    Sống trong những căn nhà này có lẽ sẽ ko bị lão hoá, tâm hồn sẽ mãi trẻ trung, trong sáng như mắt nai hồn nhiên chẳng còn phải nghĩ tới chuyện tranh đua.

    ReplyDelete
  8. Nghe nói ông Phạm Thiên Thư một thời theo đuổi Thị Ngọ "Ngày Xưa Hoàng Thị" nhưng duyên không thành. Ngọ đi lấy chồng nên ông buồn bã tương tư, sau đó tìm lên Động Hoa Vàng (Chùa)xuống tóc ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan. Nhưng rồi ở đó thấy cô đơn bèn bỏ cuộc theo gót ông quan huyện Tiên Du Từ Thức xuống núi (lấy vợ) phải không anh Từ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hầu như mọi người đếu biết Phạm Thiên Thư là một nhà sư, nhưng lại không biết là vào thời gian nào. Mặc Lâm đài Á Châu Tự Do (RFA) có phỏng vấn ông cách nay mấy tháng (hình như là tháng 6, 2012) thì được ông trả lời như sau:
      “Bài Ngày Xưa Hoàng Thị tôi viết trước khi đi tu. Khi tôi vào chùa rồi thì hình ảnh trên đường đi làm tôi nhớ lại kỷ niệm xưa. Nhớ lại hình ảnh của cô Ngọ, thời học trò ấy mà. Chẳng có tình yêu đâu chỉ là học trò vui vui thôi. Đó là lý do tại sao tôi viết bài đó.”
      Đó là câu trả lời của PTT, ai nghĩ sao tùy ý.

      Delete
  9. “Ngày Xưa Hoàng Thị”, tác phẩm đem người đọc tới với thơ Phạm Thiên Thư như chính tác giả thừa nhận. Âm hưởng vừa ngây thơ như thư sinh lại vừa thâm trầm như người tu thiền khiến bài thơ có nét độc đáo khác biệt vừa lãng mạn vừa uyên nhu, rất riêng tư nhưng không thiếu phần lôi cuốn. Hình ảnh người con trai âm thầm theo sau cô Ngọ mang nét đẹp của vụng dại, hồn nhiên khá tương phản với cái trầm tư của những từ kinh điển như “Áo Tà Nguyệt Bạch” hay “Ðời Như Biển Động” hoặc “Xóa Dấu Ngày Qua”. Bài thơ có những chi tiết rất đắt khi gợi lên hình ảnh chú chim non đang dấu mỏ dưới cội hoa vàng. Chú chim lén nhìn một cách thích thú gót chân chàng trai lẽo đẽo theo cô Ngọ trong một chiều tan trường với áo trắng đầy sân.

    Em tan trường về
    Ðường mưa nho nhỏ
    Chim non dấu mỏ
    Dưới cội hoa vàng

    Bước em thênh thang
    Áo tà nguyệt bạch
    Ôm nghiêng cặp sách
    Vai nhỏ tóc dài

    Anh đi theo hoài
    Gót giày thầm lặng
    Ðường chiều uá nắng
    Mưa nhẹ bâng khuâng

    ........
    Nghe để kiểm chứng nhé!

    [youtube]http://youtu.be/620vqX-HxCI[/youtube]

    ReplyDelete
  10. Tớ nghĩ cụ PTT thất tình cô Ngọ nên phải rũ áo cơ hàn tìm cửa chùa nương náu. Nhưng ví quá yêu Ngọ nên nỗi tương tư trỗi dậy hoá thơ. Khi trải lòng ra được trên những cánh thơ thì cụ như bỏ được cái ba lô nặng ngàn cân ra khỏi thân mình khiến lòng nhẹ nhàng, thanh thản. Chuyện hồi tục sau đó là lẽ đương nhiên thôi.
    Chắc là cụ nghĩ wê nên đành giải thích như thế !

    ReplyDelete
  11. Thử tưởng tượng: Nếu Phạm Thiên Thư sớm tối miệt mài kinh kệ, một bước không ra khỏi cổng chùa, không biết tới chuyện hẹn hò, không hề lẽo đẽo đưa em này đi rước em nọ về v.v... thì nền thi ca của chúng ta thiệt thòi biết bao. Làm sao chúng ta có thể biết đến: Ngày xưa hoàng thị, Đưa em tìm động hoa vàng, em lể chùa này ..v.v...
    Nói chung ông là một nhà sư đa tình, đa cảm và đa tài .

    ReplyDelete
  12. Đang thưởng ngọn mái tranh thơ mộng của thế giới, mình lại lạc vào đông hoa vàng Việt Nam của Phạm thiên Thư.
    Không chừng lại bị ném đá.

    ReplyDelete
  13. Xin copy mấy hình nhà tranh Bác từ nhé?

    ReplyDelete
  14. Xin lỗi, gõ vội nên chữ "Từ" không viết hoa !!!Sorry, sorry..

    ReplyDelete