Saturday, November 3, 2012

Câu chuyện thương tâm trong cơn bão Sandy: Không cứu người, để chết, là tội ác hay chỉ là vô đạo đức?

Cali Today News – Trong vài ngày qua, một câu chuyện làm rúng động lương tâm người Mỹ là câu chuyện về người mẹ không giữ nổi hai đứa con trong bão lụt Sandy, xin trú ẩn không được và đành nhìn hai đứa con bị chết theo giòng nước. Câu chuyện này được tường trình trên CNN và được bàn tán sôi nổi với câu hỏi được đặt ra là: Không cứu người để người xin kêu cứu bị chết là hành động tội ác hình sự hay chỉ là một thái độ vô đạo đức mà thôi?
Bản tin “Young brothers, 'denied refuge,' swept to death by Sandy” của CNN vào ngày 2 tháng 11 đã tường trình câu chuyện như sau:
Khi siêu bão Sandy tấn công thành phố New York một cách tàn bạo, bà Glenda Moore đã lái xe như điên cố vượt qua hòn đảo Staten với nỗ lực đưa hai đứa con đến nơi chốn an toàn.

Photo: CNN
Thay vì đến được nơi an toàn, bà Glenda Moore và hai đứa con trai Connor 4 tuổi và Brandon 2 tuổi đã bị kẹt trong cơn thịnh nộ kinh hoàng của cơn bão.
Bị mưa như trút nước và gió mạnh trên 90 dặm tấn công tới tấp, chiếc xe Ford Explorer bị rơi kẹt xuống cái hố.
Theo tường trình của bà ta với cảnh sát sau đó, bà Glenda Moore bế hai đứa con đến được cái cây gần bên, bám víu lấy cành cây cùng với hai đứa con vì bà ta đang cố gắng giữ hai đứa con an toàn trong bão tố.
Bà ta kể cho cảnh sát là bà và hai con đã đeo bám cành cây trong nhiều giờ, trước khi bà ta tìm được cách đến một căn nhà gần đó, và van xin người chủ cho vào nhà để trú ẩn. Thế nhưng, theo hồ sơ mà bà kể cho cảnh sát, người chủ nhà từ chối cho bà vào trong nhà.
Trong tình cảnh tuyệt vọng, bà Glenda Moore kể lại cảnh sát là bà cố tìm ra phía sau căn nhà, cố phá cửa vào trong nhà bằng chậu hoa, nhưng bà ta đã không thể nào phá cửa vào trong. Rồi bão thổi mạnh, hai đứa con của bà bị cuốn trôi theo giòng nước.
Thi thể của hai đứa bé được phát hiện vào hôm thứ năm tại một nơi gần đó, chỉ cách căn nhà mà bà cố xin “tỵ nạn” chỉ khoảng vài trăm thước mà thôi.
Thật bất hạnh vì bà ta không thể cứu nổi hai đứa con.
Trong lúc đó, sự giận dữ của công chúng đang nhắm vào người chủ nhà, hiện đang bị tố là đã không giúp bà Glenda Moore và những đứa con của bà.
 

Người đàn ông chủ nhà có tên là Alan, theo lời kể của ông cho ký giả Gary Tuchman của đài CNN. Ông ta không muốn tên họ đầy đủ của ông được nói tới. Ông ta phủ nhận lời kể của bà Glenda Moore. Ông ta nói ông ta chỉ thấy một người đàn ông bên ngoài mà thôi: “Ông ta đã không đến cửa mà chỉ đứng ngay chân các bậc tam cấp, và cầm lấy chậu hoa bằng xi măng ném vào cửa.”
Ông chủ nhà kể thêm rằng người đàn ông đó đứng ở ngoài cửa, không xin vào nhà, nhưng lại yêu cầu ông ta bước ra ngoài để giúp đỡ. Người chủ nhà kể tiếp: “Tôi có thể giúp được gì cho ông ta? Tôi chỉ có đôi chiếc quần shorts với các đôi dép mà thôi.”
Người chủ nhà nói với đài CNN rằng ông ta đã ngồi suốt cả đêm, dựa lưng vào cửa nhà bếp. Ông ta nói rằng ông ta đã không biết số phận của các đứa bé. Ông ta nói thêm là chết chóc là một bi kịch nhưng ám chỉ rằng người mẹ thật có lỗi: “Thật chẳng may. Bà ta không nên ra ngoài trong bão tố.”
Người chủ nhà cũng thú nhận rằng ông ta không thể làm được gì cả: “Tôi không phải là một công nhân cứu cấp. Nếu tôi ra ngoài, tôi có thể đã chết.”
Người chủ nhà cũng cho biết là ông ta đã kể cho cảnh sát nghe câu chuyện của ông.
Khi câu chuyện này được phát trên truyền hình, nhiều người bày tỏ phẩn nộ đòi kết án tội ác cho ông ta, nhưng CNN đã tham khảo các chuyên viên pháp lý là không thể buộc kết tội ác cho người không chịu ra tay giúp đỡ người khác…
Cơn giận của lòng người qua câu chuyện thương tâm này cũng tạo ra giông bão dư luận bên cạnh giông bão của siêu bão Sandy.
Bạn nghĩ sao?
Trần Thị Sông Dinh



16 comments:

  1. Nói cho cùng thì công lý phán thế nào thì sẽ chính xác thế ấy !
    Mới nghe chuyện thấy hoạn nạn không cứu thì dễ phẫn nộ, nhưng tìm hiểu câu chuyện sau lưng đó thì cũng không khó để tìm ra câu trả lời !

    ReplyDelete
  2. Tội nghiệp cha bà mẹ mất 2 đứa con

    ReplyDelete
  3. Ông chủ nhà có vẻ đang liếng thoáng tìm cách chạy tội. Bằng vào những lời nói và cử chỉ của ông ta người nghe sẽ thiếu thiện cảm với ông.
    Một mất mát to lớn trong cuộc đời cho người mẹ là vĩnh viễn không còn thấy 2 đứa con thân yêu của mình.

    ReplyDelete
  4. Chuyện thương tâm thế này thì chỗ nào trên thế giới cũng có. Nhưng khi mình phải đối diện với nó mà làm ngơ để người khác chết kinh hoàng, trong khi mình có thể cứu nạn nhân mà mình không làm thì thật đáng trách.

    ReplyDelete
  5. thật là vô tâm khi một người cô' mở cửa van xin vào bên trong mà người chủ nhà ấy co' thể giúp mở cưả mà Him đã không làm...., người mẹ sao không thể gào thét làm sao để cho con mình được an toàn,? 2 đưá con chết ngay trước mắt...sao mà sống nổi đây? thật đáng thương...

    ReplyDelete
  6. Ông chủ nhà giờ đang bị lương tâm đay nghiến. Ông viện lý lẽ nếu ra ngoài thì có thể ông cũng chết thì vô tâm quá. Những gì ông nói trong video thì chỉ là những giải thích che lấp lòng ích kỷ, hèn hạ của ông thôi, người nghe khó mà chấp nhận.

    ReplyDelete
  7. Xã hội văn minh vẫn có những con người thiếu văn minh, không đạo đúc. Đây là bằng chứng.
    Ông chủ nhà này nên được vào lớp đạo đức học để rèn luyện cơ bản con người, làm tấm gương cho người khác soi.

    ReplyDelete
  8. Nhìn hai đứa con bị cơn bão thịnh nộ cuốn đi trước mắt, người mẹ này hứng chịu một cực hình quá dã man , tàn bạo.

    ReplyDelete
  9. Thôi rồi còn chi đâu em ơi ....

    Thằng chủ nhà này từ nay chắc chắn sẽ không còn ngày bình yên nữa rồi. Từ trong nhà cho tới ngoài xã hội sẽ có cái nhìn xa lạ với him, hàng ngày him tới chỗ làm việc phải đối diện với người chung quanh, phải nghe lời đàm tiếu , hình ảnh 2 đứa bé chết trong kinh hoàng, thật khó tưởng tượng con người him sẽ ra sao.

    ReplyDelete
  10. Thanks bác TT!
    Câu chuyện quá thương tâm cho người mẹ mất 2 đứa con, bên cạnh cái đau thương là sự phũ phàng đáng lên án ngưòi vô đạo đức kia.

    ReplyDelete
  11. Khi có chuyện mới biết ai là ai, người ta thế nào.
    Những lời ngọt ngào, nịnh bợ, a dua nó đến với ta lúc an hoà thái bình, lúc có chuyện là họ lảng xa.

    ReplyDelete
  12. Đây là một tội ác, chính phủ phải có hành động ngăn chặn đừng để những chuyện như thế này tiếp diễn. Căn bản đạo đức của con người phải được nhấn mạnh từ trong gia đình ra ngoài xã hội để tha nhân có cái nhìn thiện cảm, bao dung và bác ái đối với nhau hơn.

    ReplyDelete
  13. Ông Alan đã có hành động vô nhân đạo ( thấy người còn nhỏ sắp nguy kịch mà không cứu ) ? Nhưng hình như tư duy của người Mỹ là việc ai nấy lo ?

    ReplyDelete
  14. Đinh công tử:
    Người Mỹ, Úc ... các nước văn minh tiến bộ họ tôn trọng đời tư và việc riêng, nhưng cứu người thì không phải là việc ai nấy lo !
    Các Hội Đoàn của chính phủ, tư nhân rất chăm chút , lo lắng cho việc từ thiện, họ gõ cửa từng nhà để làm từ thiện!
    Còn việc cứu người , cứu súc vật là hàng đầu đầu của chính sách và lương tâm người Mỹ , Úc ....
    Còn việc tư ( privacy) như nhà cửa, tài sản, không gian, tiếng động, chi tiết riêng ( private information) chớ có đụng vào, có luật cả đấy !
    :)

    ReplyDelete
  15. Ai quên chưa lấy lại giờ thì vặn đồng hồ chậm lại 1 giờ.

    ReplyDelete