Wednesday, December 19, 2012

Phạm Duy: 'Tôi về đây (VN) là vì tôi yêu nước'


Nhạc sỹ Phạm Duy kể lại những biến cố trong cuộc đời mà ông đã trải qua, từ cuộc di cư từ Bắc vào Nam, các sự kiện Mùa Hè đỏ lửa, tháng 4/1975 và chuyến vượt biên lênh đênh qua Hoa Kỳ của ông.

Trong phần II của cuộc trao đổi với BBC, chương trình Bấm Your World, ông cũng dành thời gian nói về quan điểm sống, quan niệm sáng tác, về kỷ niệm của nhiều ca khúc và đặc biệt nói về chuyến trở về Việt Nam sau hàng chục năm sống ở xứ người.

BBC: Ông rời Việt Nam sang Mỹ năm 1975, ông có thể kể về toàn bộ chuyến đi và thời gian ông ở Mỹ được không?
Cũng vất vả lắm, nhưng cũng xong rồi. Đầu tiên tôi cũng không đi đâu được cả, bởi vì lúc đầu chỉ có 250.000 người Việt Nam ở rải rác khắp nơi, nhưng rồi nó lên đến 2 triệu người, thì tôi đi hát cho những người đó nghe.
BBC: Ông ở Philippines bao nhiêu lâu trước khi đến Mỹ?
Ở trong trại tị nạn hồi đó, đáng lý ra tôi phải đi ra ngoài ngay. Nhưng tại vì lúc đó tôi bị kẹt vì mấy người con còn ở lại. Thành ra tôi cũng nán lại. Nhưng hình như chỉ ở độ 3 hay 4 tháng thôi. Đi sang bên đó vào đầu tháng Năm, thì vào tháng Tám, tháng Chín thì tôi ra khỏi trại.
BBC: Và khi ông tới Mỹ thì có vấn đề gì không?
Không, không có vấn đề gì. Tôi không có coi cái gì là quan trọng cả. Tất cả giản dị lắm.
BBC: Khi đi Mỹ thì ông có tâm trạng như thế nào, ông có buồn không?
Đi Mỹ, phải đi Mỹ, thì vừa buồn, vừa vui. Buồn là vì phải bỏ nước ra đi, mất luôn cả mấy cái nhà nữa. Nhưng đi thì cũng là cơ hội để mình đi xem quốc tế, thế giới ra sao, lại vui.
BBC: Khi đi Mỹ, ông xuất bản cuốn “Musics of Vietnam” ra sao và việc biểu diễn âm nhạc của ông ở Mỹ thế nào?
Cái đó tôi viết lâu rồi, nhưng khi sang tới Mỹ, lúc đó mới kịp in ra. Cuốn “Musics of Vietnam” tôi viết từ lâu. Tôi đi gần như khắp nước Mỹ. Khổ nỗi là lúc đó tôi đã già rồi, đã trên 50 tuổi rồi, không đủ sức khỏe để đi nhiều thôi. Nhưng tôi sang bên đó, thì tôi đi hát chung với những người nhạc sỹ, ca sỹ Mỹ. Và đồng thời gia đình tôi cũng có mấy người đi hát với tôi. Hồi đó Khánh Ly cũng đi hát chung trong nhóm của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đi luôn.
BBC: Thời gian ông đi Philippines, ông đã viết “Tị nạn ca”, “Nhục ca” đúng không?
Những bài đó là bài soạn ra trong lúc hoảng hốt, không nên nhắc đến. Tôi quên rồi.
BBC: Khi ông về lại Việt Nam, phản ứng của chính quyền thế nào, có vấn đề gì không?
"Đi Mỹ, phải đi Mỹ, thì vừa buồn, vừa vui. Buồn là vì phải bỏ nước ra đi, mất luôn cả mấy cái nhà nữa. Nhưng đi thì cũng là cơ hội để mình đi xem quốc tế, thế giới ra sao, lại vui"
Rất tốt. Khi tôi về, đầu tiên, tôi xin lại, hồi tịch lại, tôi lại trở thành người Việt Nam ngay. Tôi không còn là người Mỹ nữa. Đó là một cái rất tốt. Đối với tôi và chính quyền ở đây không có vấn đề gì cả. Họ cũng thấy tất cả mọi sự trong cuộc gọi là giao tranh giữa hai miền như vậy, thì không có ai...
BBC: Còn phản ứng của mọi người nói chung ra sao?
Rất tốt. Là vì khi tổ chức một đêm “Ngày trở về” ở Hà Nội, thì tất cả các ca sỹ thượng thặng đều tham gia hết.
BBC: Cảm xúc của ông khi trình diễn “Phạm Duy – Ngày trở về” ở Nhà hát lớn như thế nào?
Tôi rất mừng vì bao nhiêu năm nay, tôi tưởng người Việt Nam không ai còn hát nhạc của tôi nữa. Tôi về, tôi thấy là họ vẫn hát nhạc của tôi như thường. Vui lắm. Tôi còn nhớ là lúc còn trẻ, tôi làm bài “Nhạc tuổi xanh”. Trong đó có một câu là “Đường ta, ta cứ đi”, thì bây giờ thì “Đường về, ta cứ về thôi.” Giản dị. Hồi đó tôi cũng thấy bình thường thôi. Tôi đã đứng hát trên sân khấu Nhà hát lớn cách đây gần 60 năm rồi. Bây giờ tôi trở lại, tôi cũng vui chứ. Chỉ có vấn đề là hát không có hay như ngày xưa thôi, dở lắm.
BBC: Được biết là chỉ có 10% bài hát của ông được cho phép ở Việt Nam, cái này đúng không?
Đúng rồi, nước nào người ta cũng có những quy định về vấn đề cho phép hay không cho phép. Nói cho đúng ra, sở dĩ tôi chỉ có 1/10 sáng tác của tôi thôi, là cũng giản dị là vì tôi không đứng ra xin phép. Nếu tôi xin phép, có thể họ cũng cho ra đấy. Nhưng ở đây phải xin phép mới được. Thế thôi, không có gì khó cả. Rất giản dị. Những người ngoài thấy là hơi bất bình là vì tại sao tôi nhiều bài như vậy mà chỉ cho tôi có 100 bài thôi. Nhưng khổ nhất vấn đề là tôi phải đứng ra tôi xin thêm thì người ta mới cho chứ. Không xin thì người ta không cho.
BBC: Ông có không băn khoăn gì về chuyện phép tắc đó không?
Tôi nói rằng tôi về đây, cứ hát một bài của tôi là cũng xong rồi. Đừng nói là được hát 100 bài. Tôi về đây không phải là tôi đi tìm danh vọng, hay tôi tìm đồng tiền kinh tế. Không phải. Tôi về đây là vì tôi yêu nước thôi. Mà tôi phải về vì người già nào cũng muốn chết ở quê hương của mình, thế thôi.
BBC: Ông có viết một số bài gọi là “Hương ca” nói về cảm xúc của ông khi về nước đúng không?
Đúng, những bài đó là tâm tình của tôi đấy. Lúc tôi về nước, tôi làm 10 bài hương ca. Nhưng mới xin phép được 5 bài thôi. Bởi vì tôi chỉ mới xin phép 5 bài thôi. Ví dụ như bài “Hương rừng Cà Mau”. Đây là bài thơ của một thi sỹ tên là SơnNam. Tôi làm một bài để xưng tụng những người đầu tiên đi khai phá miềnNam.
'Đang xin phép'
BBC: Trước đây ông có một trường ca rất nổi tiếng là “Mẹ Việt Nam,” tác phẩm này có được phép không?
“Mẹ Việt Nam” và “Trường ca Miền Nam” là hai bài đang xin phép. Cũng mới gửi đi xin phép, thành ra không thể nói gì hơn được nữa. Nếu mà được thì càng tốt, bởi vì những bài đó xưng tụng sự thống nhất của đất nước và con người.
BBC: Ngoài bài “Mẹ Việt Nam”, cũng có bài “Việt Nam, Việt Nam”, Việt Kiều ở Mỹ nghĩ gì về bài đó?
"Người Việt Nam ở Mỹ, hay đi hải ngoại rồi, muốn nghĩ gì thì nghĩ, tôi không quan tâm"
Người Việt Nam ở Mỹ, hay đi hải ngoại rồi, muốn nghĩ gì thì nghĩ, tôi không quan tâm. Bởi những người đó vẫn còn nuôi oán thù. Mà tôi chủ trương là sau 30 năm trời, thì phải đến các lúc mà có sự hòa hợp dân tộc. Thì phải thế thôi. Thế còn người nào cất tiếng lên chửi bới nhau chỉ vì đi về Việt Nam không thôi, thì tôi không nói chuyện với họ. Muốn nghĩ gì thì nghĩ. Khi tôi làm bài đó ra, tôi đâu có nghĩ đến trường hợp đến một ngày nào đó, có một người Việt Nam ở bên Mỹ lại hát bài đó. Tôi chỉ làm ra thôi. Cái tình cảm của tôi lúc đó vẫn là hòa hợp dân tộc.
BBC: Ông viết “Mẹ Việt Nam” năm 1965, tại sao lúc đó ông lại muốn viết bài này?
Đầu tiên nước Việt Nammình sinh ra là một nước theo chế độ mẫu hệ. Tức là xưng tụng người đàn bà nhiều hơn. Tôi cũng dựa vào cái đó để tôi nói về lịch sử ViệtNam. Lịch sử Việt Namthì cũng có những lúc chia rẽ nhau như thời Trịnh – Nguyễn phân tranh chẳng hạn. Thế nhưng cũng có thời họ thống nhất. Nước Việt Nam mình đã có thời kỳ chia cắt, thì phải có lúc thống nhất thôi.
BBC: Có người nói ông có công lớn với âm nhạc Việt Nam, ông nghĩ sao?
Không, không nói công với tội gì cả. Tôi sợ những cái đó. Ai khen tôi hay ai chê tôi, tôi đều sợ cả. Vì tôi làm việc cũng như người làm ruộng thôi. Làm ruộng thì phải cấy lúa, làm nhạc thì phải đánh đàn, giản dị thế thôi.
BBC: Có một số bài chưa nói tới như “Gánh lúa.”
Ô, bài ấy hay lắm. Bài ấy vui lắm. Bài ấy là bài cuối cùng của tôi làm trong khi còn ở Kháng chiến. Bài ấy tôi diễn tả một đoàn người nông dân đi gánh lúa để nuôi lính, nuôi quân. Hay lắm. Khi tôi hát bài dân ca, thì cũng có khi có những người hát thay tôi bài “Gánh lúa”. Nếu tôi không nhầm, thì tôi giữ được nhiều “versions” của những người này, người họ hát. Họ hát hay lắm, rất ViệtNam.
BBC: Rất nhiều ca sỹ đã trình bày các bài hát của ông, ông nghĩ gì về họ?
Nhiều lắm. Thái Thanh suốt đời hát nhạc của tôi. Còn Khánh Ly cũng hát. Ai cũng hát hết, những người nhạc sỹ già đó. Còn những người nhạc sỹ trẻ như Tấn Minh hay Đức Tuấn hay Mỹ Linh cũng đều hát nhạc của tôi hết. Tất nhiên là họ hát những bài đã được phép. Nước nào cũng có quy luật của nó chứ. Anh làm sao đi quá luật được.
BBC: Từ đầu 1960 so với Tết Mậu Thân, thì nhạc của ông có thay đổi không?
Cái đó thì phải để người khác người ta phê bình, chứ tôi không biết. Tôi chỉ biết làm thôi. Đại khái như bài nhạc của tôi làm hôm nay nó khác với bài trước như thế nào, thì tôi chịu chết (không thể biết được). Tôi không thể giải thích được. Người khác giải thích hộ tôi.
BBC: Nhưng có một số bài nói về thiên nhiên vào những năm 1950 và đầu 1960, như là bài ca “Sao” và “Chiều về trên sông”, ông có thể nói gì về quan hệ thiên nhiên và âm nhạc?
Lúc đó là lúc tôi bỏ qua trường hợp nhìn vào đất nước Việt Nam. Tôi muốn nhìn vào cuộc đời nhiều hơn. Tôi nói những câu chuyện về “Bài ca sao”, “Bài ca Trăng”, thì nó vượt ra khỏi nước Việt Nam rồi.
BBC: Từ năm 1954-1975 ở miền Nam, không khí âm nhạc thời đó như thế nào?
Tôi không nhớ được, quên rồi. Thời cuộc của Việt Nam thay đổi nhiều quá, thành ra tôi cũng quên mất.
BBC: Nhưng khi ông hát “Tâm phẫn ca”, sinh viên nghe thì họ thấy sao?
Cái đó thì họ phải thích chứ. Bởi vì cái đó cũng nói lên được lòng căm giận của họ cũng như của tôi, là vì chiến tranh kéo dài quá.
BBC: Về âm nhạc mà ông đã sáng tác sau khi về Việt Nam năm 2005, ông có thể nói về trường ca về “Minh họa Kiều”?
Về đây tôi mới sáng tác được toàn vẹn “Minh họa Kiều”. Vì “Minh họa Kiều” dài lắm. Nó dài phải đến hơn 2 tiếng đồng hồ mới hết. Tôi mới làm được 3 phần, về đây tôi làm nốt là phần thứ tư, về đây mới làm được, xong rồi. Tôi làm “Hương ca” là bản nhạc mới. Rồi tôi làm thêm những bài nhạc phổ thơ của thi sỹ Bích Khê. Đó cũng là những cái mới hết. Muốn biết nó ra sao thì phải mua đĩa để nghe thôi.
Trong “Hương ca” nó nói gì? Nó nói về tình yêu nước. Mà yêu nước của Việt Nam nay nó khác với yêu nước của ngày xưa rồi. Ngày xưa tôi làm bài “Tình hoài hương” là vào 1950, thì cái đẹp của đất nước nó khác cái đẹp của bây giờ. Ví dụ như là ngày xưa còn có những người đàn bà con gái răng đen, và đồng thời ăn mặc quần áo nâu. Bây giờ người con gái, anh đi về vùng quê anh coi, họ mặc hoàn toàn giống như những người mới, chứ không phải như người cũ nữa. Vậy thì tình cảm của tôi cũng phải khác đi.
BBC: Ông chọn một bài thơ để phổ nhạc như thế nào, ông có thể cho một vài ví dụ?
Tại sao tôi chọn bài thơ của ông Hoàng Cầm, là vì lúc đó ông Hoàng Cầm là nhà vô địch của những bài thơ kháng chiến. Tại sao tôi lại phổ thơ của ông Phạm Thiên Thư, là vì lúc đó, ông Phạm Thiên Thư đưa ra những loại nhạc lúc đó gọi là “Đạo ca”, là những cái mới hết. Ông Nguyễn Tất Nhiên là những bài ca ngộ nghĩnh, vui vẻ. Tôi chỉ có thể nói thế được thôi, còn đi vào chi tiết, không thể nói được.
BBC: Còn các bản “Tị nạn ca” thì sao?
“Tị nạn ca” là những bản nhạc nói chung về những vấn đề những năm không còn ở trong nước nữa. Đó là tị nạn chứ gì. Thế nhưng xong rồi thì tôi thấy là nó là những bản nhạc hơi “ảo ảnh quê hương”, chứ không phải là bản nhạc thật. Ngồi ở Bridgeway City mơ tưởng đến cánh đồng Việt Nam, thì nó hơi vô duyên quá (non-sense). Sau tôi quyết định tôi không nhắc đến nữa.
BBC: Giáo sư Trần Văn Khê sẽ viết về những tác phẩm nào của ông không?
Tôi không biết, chỉ biết là ông ấy đã viết được trên 100 trang rồi.
BBC: Ông là người rất nhạy về công nghệ, nhất là ứng dụng cho âm nhạc, ông đã sản xuất một CD đầu tiên ở Mỹ. Ông có thể nói gì về chuyện này?
Giản dị thôi, ngày xưa, tôi đi học ở trường Kỹ nghệ thực hành, thành ra những cái gì thuộc về vấn đề kỹ thuật, tôi thích lắm. Khi có được thời đại computer, năm 1982 là lúc computer ra đời, thì tôi vội vàng học ngay rồi. Từ đó tới nay, tôi áp dụng vào trong sáng tác nhạc, thì rất tốt. Nếu tôi không đi học được kỹ thuật, thì tôi không hiểu biết được kỹ thuật mới. Tôi nghĩ là tôi may mắn hơn những người khác là tôi thấy ngay được cái hay, cái ích lợi của computer và tôi dùng nó ngay.
BBC: Ông biết gì về phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”? Âm nhạc của phong trào này khác gì với nhạc của ông?
Không, tôi không làm loại đó. Cái loại đó của người khác làm. Ông Tôn Thất Lập thì phải. Không phải tôi. Tôi không biết. Tôi không được nghe những bài đó. Tôi có biết là ông ấy có làm những bài hát là “Hát cho đồng bào nghe”, nhưng tôi không có ở trong tay để biết là bài đó ra sao. Tôi không dám phê bình.
'Sức mấy mà buồn'
BBC: Âm nhạc ở miền Nam Việt Nam ngày xưa có rất nhiều luồng, quan hệ giữa chúng ra sao?
Tôi cũng biết hết đấy, nói cho nó ngay ra mà nói là không biết thì không đúng, nhưng mà biết, nhưng nó không ảnh hưởng đến tôi gì cả. Tôi kính trọng những bài đó, thế thôi. Tôi không chê mà tôi cũng không khen.
BBC: Mục đích nhạc của ông những năm 1960 là gì?
Vẫn là con đường cũ tôi đi theo. Tức là vấn đề “khóc, cười theo mệnh nước”, lúc nào nước vui, thì tôi cười, thế còn lúc nào nước buồn thì tôi khóc.
BBC: Có sự kiện nào trong lịch sử làm cho ông buồn?
Không bao giờ tôi buồn cả, bởi vì tôi có bài hát gọi là “Sức mấy mà buồn”. Không bao giờ tôi buồn cả. Buồn làm gì, vô ích. Nếu có buồn, thì cũng chỉ buồn đại khái thôi, nói cho nó vui thôi chứ, không bao giờ tôi bị buồn cả.
BBC: Nhưng có một số bài buồn như là “Ngậm ngùi”?
“Ngậm ngùi” thì đâu có buồn. Đó là một bài hát an ủi. Ông ta làm thơ như vậy để khuyên mọi người trở về với đời sống bình thường thôi. Thì đó là an ủi nhau thôi chứ không có gì mà buồn.
BBC: Bài “Quê nghèo” chẳng hạn?
“Quê nghèo” thì thực sự là buồn. Đó là bởi vì chiến tranh. Tôi làm bài “Quê nghèo” đó là người ở quê là người dân nghèo, đói nhất ViệtNam, lại còn bị chiến tranh nữa. Thì tôi diễn tả đó thôi.
BBC:Bài “Quê nghèo” thì ông diễn tả điều gì?
“Tôi không xa kinh kỳ sáng chói”, có những ông già “Cày bừa thay trâu” thì khổ quá. Đó là một bài mà nhiều người Việt Nam rất cảm động, rất thích, là bởi vì tôi nói được những cái đó lên.


11 comments:

  1. phạm duy ! ông này từ trước đếm giờ làm nhạc thì hay nhưng làm người thì dở , chẳng phải dở người đâu , mà là hỏng bét vì ngay từ thưở còn bé tí ông đã " phá sản " cái đạo đức làm người . Ơ ! Nhưng mà ông này thì làm éo gì có đạo đức mà phá sản nhẩy .
    Túm lại nói về ông thì :
    " Chữ tài liền với chữ tai một vần " ( Kiều )
    ông thay vì là thiên tài thì phải gọi ông ta là " thiên tai " của NGƯỜI VIỆT NAM .
    Người dớ dẩn .

    ReplyDelete
  2. Chạy chốn mãi rồi cuối đời thàng ( Cóc chết quay đầu về núi ) ấy mà !

    ReplyDelete
  3. Chạy chốn mãi rồi cuối đời đành Cóc chết 3 năm quay đầu về núi ) ấy mà !

    ReplyDelete
  4. Cha già PD này xạo có bằng luôn. nằm thở không ra hơi nhưng xạo chẳng bao giờ vơi.
    Phạm Duy: 'Tôi về đây (VN) là vì tôi yêu nước'

    BBC: Từ năm 1954-1975 ở miền Nam, không khí âm nhạc thời đó như thế nào?

    Tôi không nhớ được, quên rồi. Thời cuộc của Việt Nam thay đổi nhiều quá, thành ra tôi cũng quên mất.
    Lúc (75) trốn chạy thì gọi đám kia là quỷ dữ xua con ra đại dương, khi thèm gái, thèm tiền thì lại quay đầu về sống cùng loài quỷ dữ, lão già này không xài được..
    Cái gì không dám nói ra thì ... quên rồi, tôi không nhớ.
    Để nhắc lại bài này cho ông nhớ.

    1954 - 1975
    Một ngày năm bốn, cha bỏ quê xa
    Chốn đã chôn nhau, cắt rốn bao nhiêu đời
    Một ngày năm bốn, cha bỏ phương trời
    Một miền Bắc tối tăm mưa phùn rơi
    Một ngày năm bốn, cha bỏ Sơn Tây
    Dắt díu con thơ, vô sống nơi Biên Hòa
    Dù là xa đó, cũng là nước nhà
    Và miền nắng soi vui gia đình ta!

    [ Lyrics from: Lyricafe dot com ]
    Một ngày bảy lăm, con bỏ nước ra đi
    Hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ
    Giờ cha lưu đày ở nơi trên đất ta
    Và giờ con lưu đày ở đây nơi xứ lạ!
    Một ngày năm bốn, cha lìa quê hương
    Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường
    Một ngày bảy lăm, đứng ở cuối đường
    Loài quỷ dữ xua con ra đại dương!

    Một ngày năm bốn, xa mộ ông cha
    Với lũy tre xanh, khóm chuối bên sau nhà
    Một ngày năm bốn, cha phải chia lìa

    Cùng mảnh đất, nóc gia cha làm ra
    Một ngày năm bốn, ôi Thành Ðô ơi!
    Tiễn bước cha đi, vẫn giữ tên muôn đời
    Hà Nội yêu quý không thể ngăn người
    Vì người đã ra đi theo Tự Do

    Một ngày bảy lăm, con bỏ hết giang sơn
    Hai mươi năm tình, yêu người yêu cuộc sống!
    Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui
    Sàigòn đã chết rồi, phải mang tên xác người
    Một ngày dĩ vãng, ôi gần hay xa!
    Ðất nước hai phen chứng kiến bao chia lìa
    Ðời của cha con: hai lần vẫy chào
    Chào từ giã quê hương trong hận đau

    Ðời hai lần ta bỏ quê bỏ nước
    Phải nuôi ngày sau về ôm Tổ Quốc.


    Nghe Khánh Ly ca cho chắc ăn.
    [youtube]http://youtu.be/_1iU2wII_Hk[/youtube]

    ReplyDelete
  5. Tôi cũng chúa ghét cái ông lật lọng này, nay thế này mai thế kia, sống ko có lập trường mai mốt thăng rồi thì sẽ là đề tài cho thiên hạ chửi

    ReplyDelete
  6. Tớ thấy cụ Phạm như con chó chạy theo cục cứt í.
    Cái gì như cứt trên sông
    Phạm Duy như chó chạy nhông trên bờ

    Câu này chẳng sai chút nào, cả đời cụ Phạm (90 năm) cứ bị bày quỷ dữ đuổi chạy nên chẳng có thời giờ ngồi nghỉ để nghĩ thế nào là lòng yêu nước, uống nước mà phải đợi đến lúc ngoài 90 tuổi mới quay đầu lại vâng dạ để vung vít lòng yêu nước, Ai cũng biết là cụ Phạm thèm được đám quỷ dữ tâng bốc, thèm được gặm cỏ non nên đã bị quỷ dữ bắt bệnh đúng mạch tử nên mới phải nói thế thôi. chẳng bao lâu nữa cụ Phạm sẽ thả ga được yêu và uống nước...dưới tuyền đài thôi.
    Ba trợn như cụ Phạm này là cùng.

    ReplyDelete
  7. ông này xấu chơi nhỉ, từ xưa tơi nay tôi nghe nhạc của ông cứ nghĩ ông là người tốt ngay lạnh chứ.

    ReplyDelete
  8. Chuyện đàn bà con gái thì khỏi nói rồi, cụ Phạm thuộc loại sư phụ ngang hàng với ông Du Tử Lê chứ ko kém đâu. Chị dâu, em dâu em đều cua được và xơi tất không chừa. Ai cũng biết chuyện cụ Phạm và vợ NS Vũ Đình Chương, rồi chuyện cô Sâm ông yêu lắm nhưng sau lại là vợ của ông anh cụ Phạm thế mới đau cho cụ Phạm chứ. Nói chung về tư cách và đạo đức thì cụ Phạm được lãnh 2 trái trứng ngỗng thối to tướng.

    ReplyDelete
  9. Tôi có đọc trang web nào đó nói về nhiều bí mật của PD, kể một điểm này thôi.

    Người bạn của PD kể: PD là thằng du đãng, mất tư cách nhất , dơ dáy bẩn thỉu nhất trong hàng văn nghệ sĩ. Ngày nào PD không chơi gái là không chịu được. Đồ nghề của PD thuộc loại khủng như Lao Ái bên Tàu nên PD không bao giờ biết mệt và khả năng của lão già nầy thì vô tận. Có lần ông bạn này và vài người bạn đến nhà PD chơi gặp lúc lão ta đang chơi gái ngay tai sofa, PD trần truồng như nhộng ra mở cửa và mời khách vào nhà ngồi chơi, PD nói lời xin lỗi để lão làm xong việc vì đang lên cơn động nứng cao độ nên không thể bỏ cuộc được. Không biết lão bắt đầu chiến đấu từ lúc nào nhưng hơn nữa tiếng đông hồ sau mới mặc đồ vào, cho cô gái ra về, và ra tiếp khách . Lão ta hành xử tự nhiên như người Hà nội vào giải phóng Sàigon triển khai chính sách 4 V của Đảng (Vào, Vơ, Vét, Về) mà không hề có một chút ngại ngùng hay mắc cở gì ráo trọi. PD là thế đó. Chính PD đã tâm sự "Cái nầy thì tôi không hề mắc cỡ hay hãnh diện gì cả, trời sinh ra tôi là như thế" . Bởi vậy xin đừng ai đòi hỏi PD về tư cách hay liêm sĩ gì cả. Khi về VN thì ca ngợi Đảng và Bác, qua Mỹ thì yêu thương nước Mỹ. Người ta đã rõ ràng không hề che dấu cá tính như thế thì có ai chửi rủa PD thì cũng sao, không nghĩa lý gì. PD đâu có chọn đứng ở phía nào đâu. Phía nào có tiền và có gái là lão ta nhảy vào. PD là thế.

    Kể thế để ai không biết về ông này thì nên tìm hiểu trước khi có ngững ý nghĩ không hay cho người nói về ông.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ở tuổi ngoài 80, cụ Phạm cho ra lò bài " THIÊN DUYÊN TÌNH MỘNG" thì đủ thấy cái đồ nghề của Lao Ái nức danh thiên hạ mà ở Đại Việt cụ Phạm cũng có thế mới hi hữu.

      Delete