Sunday, January 27, 2013

Nhạc sỹ Phạm Duy qua đời


Nhạc sỹ Phạm Duy trong một buổi ca nhạc
Nhạc sỹ Phạm Duy được cho như một trong những người đã kiến tạo nên nền tân nhạc Việt Nam

BBC - Người nhạc sỹ lớn của nền tân nhạc Việt Nam, Phạm Duy, vừa qua đời tại TP Hồ Chí Minh ở tuổi 93, các nguồn thân thiết với gia đình ông cho biết.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho BBC hay ông được tin nhạc sỹ qua đời vào buổi trưa Chủ nhật 27/1. Có nguồn tin nói ông ra đi trong bệnh viện.

Nghe:      


Nhạc sỹ Phạm Duy có tiền sử bệnh tim và từng qua hai lần giải phẫu tim.
Ông Đỗ Trung Quân không giấu nổi nghẹn ngào: "Tôi thực sự rất xúc động khi nghe tin ông [Phạm Duy] qua đời".
"Ông là một trong những nhạc sỹ đã tạo nên diện mạo nền âm nhạc Việt Nam."
Các tác phẩm âm nhạc của Phạm Duy đã kết hợp được những nét của âm nhạc cổ truyền, dân ca, với các trào lưu phong cách hiện đại.
Ông từng nói trong một cuộc phỏng vấn với BBC: "Tôi nghĩ rằng tôi là người Việt Nam, nếu tôi muốn được gọi là một nhạc sỹ Việt Nam, thì tôi phải làm nhạc dân ca. Đó là chuyện rất giản dị".
"Tôi phải khởi sự sáng tác của tôi bằng những bản nhạc mang tinh thần Việt Nam và với chất liệu của Việt Nam nữa."
Mới tháng trước, con trai lớn của nhạc sỹ Phạm Duy, ca sỹ Duy Quang, cũng qua đời tại Mỹ.
Vợ của ông là ca sỹ Thái Hằng, bà qua đời năm 1999.

Tài năng lớn

Nhạc sỹ Phạm Duy sinh ngày 5/10/1921. Tên thật của ông là Phạm Duy Cẩn.
Không chỉ là tác giả của một khối lượng đồ sộ các sáng tác, ông còn là nhà nghiên cứu âm nhạc lớn, với công trình khảo cứu về âm nhạc có giá trị.
Phạm Duy bắt đầu con đường âm nhạc trong vai trò ca sỹ. Ông từng tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng sau di cư vào Nam.
"Tôi phải khởi sự sáng tác của tôi bằng những bản nhạc mang tinh thần Việt Nam và với chất liệu của Việt Nam nữa."
Nhạc sỹ Phạm Duy
Sau sự kiện 30/4/1975, khi ông vượt biên sang Hoa Kỳ. Các ca khúc của ông bị cấm ở trong nước một thời gian dài.
Việc ông trở về Việt Nam định cư năm 2005 đã gây ra nhiều tranh cãi.
Kể từ đó, một số ca khúc của ông mới bắt đầu được phép phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên cho tới nay, mới khoảng 1/10 số bài hát của ông được biểu diễn ở trong nước.
Trong cuộc trao đổi với BBC, nhạc sỹ kỳ cựu thừa nhận ông từng có giai đoạn sáng tác tuyên truyền trong các giai đoạn chiến tranh, nhưng cho rằng ông chỉ làm như vậy vì yêu nước.
"Lẽ tất nhiên bổn phận của chúng tôi là thế. Bổn phận của người nhạc sỹ khi đi theo kháng chiến, thì phải dùng cái đàn của mình để xưng tụng cuộc kháng chiến."
"Ngoài những bản nhạc về tình ái, hay về những chuyện khác, thì những bản nhạc có tính chất gọi là tuyên truyền đó thực ra cũng là những bản nhạc yêu nước thôi. Đừng nói là tuyên truyền hay không tuyên truyền."
Nhạc sỹ cho rằng âm nhạc của ông đa dạng và luôn biến đổi vì thân phận và tâm trạng của ông luôn "vui buồn" và "trôi nổi" theo vận nước.


22 comments:

  1. THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

    Cùng gia đình nhạc sĩ Phạm Duy

    ReplyDelete
  2. Vô cùng tiếc thương.
    Chúng ta cùng vĩnh biệt ông!

    ReplyDelete
  3. Mong mọi người đừng ai bàn luận gì về ông này, cho nó qua đi cho được việc.

    ReplyDelete
  4. Tôi cũng đã tính không nói, nhưng với 92 năm ông bị thiên hạ ném trứng thối cũng đã quá nhiều rồi, nói thêm cũng chẳng ảnh hưởng gì.
    Thôi thì nghĩa tử là nghĩa tận.

    ReplyDelete
  5. Ông cụ tưởng về VN sẽ được trọng vọng, nên phát ngôn bừa bãi chê trách hải ngoại lung tung, còn viện lẽ về VN là Yêu nước. Chẳng qua là là vì tự ái lỡ châm chọc người Việt hải ngoại nên ko dám ôm mặt trở lại Mỹ thôi,

    ReplyDelete
  6. Tớ cũng định im cho qua, nhưng mấy ông lại ho to nên tớ bị ngứa cổ họng phọt ho theo...
    Tớ vẫn thích bài gì đó có câu " Em quấn chân anh, anh gác chân em, ta khóa nhau trên giường tình
    Anh uốn lưng cong, em ưỡn lưng ong cho sét âm dương nổ tung"

    Ở tuổi 90 mà cụ còn hăng ăn món này thì hết biết

    ReplyDelete
  7. Có phải bài này không ?
    Cùng học theo cụ uốn lưng cong ...

    [nct]http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=wpqtEGtVko[/nct]

    Thiên Duyên Tình Mộng
    Sáng tác: Phạm Duy

    Em đã đưa anh, đi vào tình tự, anh cũng theo em, anh cũng theo em tới nơi đợi chờ
    Tình, tình tự này, tình nơi chung gối,chờ, chờ đợi này, đến kiếp duyên đôi
    Em níu lưng anh, em níu lưng anh như những con sâu cuộn tròn
    Anh cắn môi em, anh cắn môi em, ngây ngất trong muôn ngàn nụ hôn

    Em đã đưa anh, em đã đưa anh, ra vùng thẹn thùng
    Anh cũng theo em, anh cũng theo em thoát ly ngại ngùng
    Tình, tình của mình, tình không ngăn cấm, tình, tình địa đàng, hơn cõi thiên tiên
    Em quấn chân anh, anh gác chân em, ta khóa nhau trên giường tình
    Anh uốn lưng cong, em ưỡn lưng ong cho sét âm dương nổ tung

    Tình là không kinh hãi, tung giây trói buộc, tình là không gian dối, yêu không ngần ngại
    Ta đã yêu nhau, ta đã yêu nhau trong nhiều mộng đẹp
    Ta cũng yêu nhau, ta cũng yêu nhau với da thịt mềm
    Tình, t ình tự này, trời cho ta đấy, tình, tình tự này, giữ lấy cho nhau.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đúng rồi ông TT, tớ nghe mà người cứ giật giật ... đau lưng quá mất thôi.

      Delete
  8. Nên để nghị cùng gia định PD là hôm đưa ông về bên kia thế giới với cát bụi mời ca sĩ Bảo Yến hát bài này để trong cõi hư vô ông còn được hưởng chút sái cho khỏi nuối tiếc.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nhận xét này quá hay . Bảo Yến hát lung tung thì được chứ hát đúng nhạc thì chỉ có khóc .

      Delete
  9. 92 năm với kẻ ăn tục nói ngạo ngược thì quá dài. Ko phủ nhận nhạc của cụ đi vào lòng người qua mọi thời đại, mọi lãnh vực, nhưng cá tính con người cụ thì tê nặng tệ khó mà được người ta tôn trọng.

    ReplyDelete
  10. Người xưa nói " có tài thì có tật"
    PD là điển hình

    ReplyDelete
  11. 1 người ngứa cổ, cả nhà phát ho

    ReplyDelete
  12. bài hát này nghe đưọc chứ, rất táo bạo chỉ có ông PD mới đủ nghị lực sáng tác thôi. Mình nghe cũng hơi kỳ kỳ, đàn bà nghe thì chắc mặt đỏ như mới ..... trong buồng ra.

    ReplyDelete
  13. Nổi tiếng như phạm duy, chết cũng k yên đc. nghề nông như mình chết thấy yên thân

    ReplyDelete
  14. Xin chua buồn cùng gia đình cụ Phạm Duy.

    ReplyDelete
  15. Thế gian này từ nay sẽ bớt đượ một người, một chuyện, nhất là chuyện dài nhiều tập này .

    ReplyDelete
  16. "Trăm Năm bia đá cũng mòn, Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!"

    Vĩnh biệt kẻ quy hàng với giặc
    1975 bỏ nước ra đi xin tỵ nạn cộng sản
    2005 bỏ thẻ tỵ nạn cộng sản quay về quy hàng lại cộng sản

    ReplyDelete
  17. Tạo cái con khỉ ! Sợ khó sợ khổ chạy trốn đến cuối đời không ai sử dụng nữa thì lại tỏ ra là yêu nước , đúng là cóc chết ba năm quay đầu về núi .

    ReplyDelete
  18. RIP một tài năng âm nhạc và một đạo đức tệ hại !

    ReplyDelete
  19. " Không phải tới ngày 27-1-2013 nhạc sĩ Phạm Duy mới qua đời: Phạm Duy đã qua đời cách đây 8 năm, khi ông quay lưng chối bỏ căn cước tỵ nạn cộng sản để được về Việt Nam sinh sống.

    Đó là cái đất nước Việt Nam bị cai trị bởi chế độ Cộng sản bạo tàn mà ông và gia đình đã phải hai lần chạy trốn! " NTN

    ReplyDelete