Tuesday, February 19, 2013

Tản mạn về Tết Nguyên Đán

pic

Hình như những năm gần đây tâm lý của người Việt hải ngoại về một cái Tết cổ truyền không còn được nguyên vẹn như thời trước nữa. Đưa đến sự thay đổi đó có rất nhiều nguyên nhân, nào là người ta không trông chờ một cái Tết để được ăn tết giống như ngày xưa, bởi vì những thay đổi của xã hội, những tân tiến của khoa học, và nhất là của một số người đại diện tập thể thiểu hiểu biết đã dẫn dắt cộng đồng và con cháu họ hiểu sai lạc về nét văn hóa cổ truyền, truyền thống Tết khiến nó cũng phôi phai theo tháng năm.

Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam.

Chữ "Tết" do chữ "Tiết" đọc trại ra mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" có nghĩa là buổi sáng sớm, hay là ánh mặt trời mới mọc. Nguyên đán là ngày đầu tiên nhìn thấy mặt trời mọc lên thế là thành Tiết Nguyên Đán. Tết là ngày bắt đầu một năm âm lịch, và một năm chia làm 24 tiết khí. Cái tiết đầu tiên là tiết nguyên đán, mà bây giờ ta gọi là Tết Nguyên Đán. Nó là một chu kỳ của nông vụ và cũng là một chu kỳ thời tiết, một chu kỳ của các sinh hoạt của nông thôn của người nông dân trên khắp nước Việt Nam. Nhịp thời gian và nhịp của mùa nó đi như vậy ứng với thời gian lúc nông nhàn nhất và người ta kết thúc một mùa vụ và có thời gian rảnh rỗi để lo các công việc cho tết nhất. Tết đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân_hạ_thu_đông và quan niệm chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam...

Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Lấy nếp nấu xôi
Lấy vôi ăn trầu

Tết là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bè bạn cố tri… còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội, giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhớ kẻ trồng cây)... 

Ngày xưa đón tết, cuối năm người ta quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, chùa đình, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng. Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở không được nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy..., cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.
Những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, múa võ, hát bội, hát cải lương, hát chèo, hát ả đào, đánh đu, thi leo cột mỡ, đập niêu, chọi gà; bài bạc; chơi tổ tôm điếm; chơi cờ nguời và nhiều trò dân gian cổ truyền khác đều được phép chơi trong ngày Tết.

Các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè, ca hát nhảy múa, nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.

Ngày nay người Việt sống ở nước ngoài vì không có điều kiện như Việt Nam vào dịp Tết, cũng tổ chức những hoạt động trong dịp Tết Âm lịch mang đậm truyền thống văn hóa Việt. Những nơi có đông người Việt sinh sống thành cộng đồng, các chùa Phật giáo, các giáo xứ Công giáo cũng tổ chức mừng Tết với những thực phẩm truyền thống như bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu hoặc nước và vàng mã, còn các trò chơi dân gian như cờ bạc, ca nhạc múa hát đã ít nhiều biến đổi cho thích ứng, phù hợp với sinh hoạt ngày Tết hiện đại.

18 comments:

  1. Tết ngày nay đã phôi phai nhạt đi nhiều, phần vì những thế hệ người Việt thứ 2, thứ 3 đã không được hướng dẫn rõ thế nào là ngày tết cổ truyền VN, chúng chỉ biết là tết thì được lì xì thôi. Và điều nữa là người Việt có máu nghi kỵ nhau, nên nhà chùa tổ chức thì nhà thờ không tham dự hoặc ngược lại, nên khi tổ chức đã không còn ý nghĩa tết cổ truyền của dân tộc, mà chỉ còn là của tôn giáo hay nhóm, và vì thế nơi nào tổ chức tết cũng thiếu tình người, tình đoàn kết dân tộc.

    ReplyDelete
  2. Nhiều người đại diện cho tôn giáo nghĩ chỉ họ tổ chức mới nên tham gia, còn người khác thì bị tẩy chay. lão thấy những thành phần này thiếu trách nhiệm bảo tồn văn hoá cổ truyền, nhưng có lẽ họ không care vì tâm địa họ là thế.

    ReplyDelete
  3. Thanks anh Từ, ngày têt tản mạn tết đúng nghĩa.
    Tôi rất đồng ý với Cỏ May và lão 8.
    Tham gia vào sinh hoạt tết cổ truyền là hình thức phát huy tinh thần dân tộc. Nhiều người Việt ngày nay đã bộc phát tinh thần ngoại lai đố kỵ, quên cội nguồn bằng cách xuyên tạc bất lợi cho những người dám hi sinh dấn thân tổ chức và họ lại còn hướng dẫn người của mình hiểu sai lạc về hình thức của tết. Không lẽ chỉ vì người khác tổ chức? nên đã khiến người muốn tham gia cũng nghi kỵ sợ bị lên án là gì đó sau này.
    Nói chung họ là những người bảo thủ, ích kỷ, thiếu tinh thần đoàn kết và đánh mất giòng máu Lạc Hồng.

    ReplyDelete
  4. Mọi người nói chí phải, sự ghen ghét, đố kỵ trong nhau giết đi tất cả và giết luôn tâm hồn mình.
    Cám ơn tản mạn của ông Từ Thức

    ReplyDelete
  5. Tết là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bè bạn cố tri… còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội, giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhớ kẻ trồng cây)...

    ngày tết cổ truyền như trên thì ở đây tìm đâu ra.
    mấy năm nay người ta đả chia ranh giới tôn giáo này nọ rồi.
    buồn cho cộng đồng người VN ở đây.

    ReplyDelete
  6. Cám ơn bác Từ Thức đã giải thích về ngày tết nguyên đán để những người nhỏ như chúng cháu hiểu. Cháu cũng chỉ nghe nói tết thôi chứ không có khái niệm hay hiểu tết nguyên đán là sao, giờ thì đã hiểu.
    Cám ơn bác nhiều.

    ReplyDelete
  7. Những cái tết Nguyên đán bây giờ không còn được như xưa nữa, mà đang mất dần đi ý nghĩa truyền thống, đang mất dần đi vị trí thiêng liêng trong tâm thức người Việt, nhất là những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hy vọng rằng, với sự cố gắng duy trì và gìn giữ những phong tục của tết cổ truyền xưa trong nhiều gia đình, tết Cả sẽ dần dần trở lại với đúng nghĩa trong tâm thức của mọi người dân Việt.
    Cám ơn Bác Từ

    ReplyDelete
  8. Gần đây chúng ta thường nghe nói là dân Việt hình như không còn có tánh hổ thẹn. Những người làm quan to chức lớn, họ bị tố cáo, bị bắt quả tang cậy quyền dựa thế mà họ không có vẻ gì là ăn năn hổ thẹn cả. Thế rồi những người trông thấy những cái xấu, cái ác ở chung quanh mình mà hoàn toàn lãnh đạm thờ ơ, không có bày tỏ thái độ gì cả, thì cái đó bây giờ người ta gọi là tính vô cảm. Cái bệnh không hổ thẹn và cái bệnh vô cảm nó đi đôi với nhau, và ta thấy rằng dân VN trông thấy cảnh người chức vụ quyền thế làm điều ngược ngạo mà người dân chỉ biết khoanh tay đứng nhìn coi như mình là khán giả xem tuồng mà lại không biết nghĩ rằng các người kia làm thế là nó ảnh hưởng ngay đến đời sống của mình. Không nghĩ rằng các ông kia đang nắm guồng máy, đang lèo lái con thuyền đang có trách nhiệm, nếu có gì xảy đến thì chính ta cũng bị thiệt hại. Mấy cái điều xấu đó nếu người ta kể ra thì chính ta sẽ phải xấu hổ, chính ta đang bị vô cảm mà không biết, rồi dần dà sẽ thành thói quen , mình không còn là con người mà không hay.
    Cám ơn Bác Từ tản mạn trong ngày tết.

    ReplyDelete
  9. nhiều người ở đây nghĩ chỉ họ làm gì cũng đúng, họ là người hướng dẫn để mọi người nghe theo , còn người khác làm thì sẽ bị chê trách là phạm tuần phong mỹ tục, sai trái với đạo, là k đáng . . v v... họ có biết rằng họ chẳng giống ai k?

    ReplyDelete
  10. Cám ơn tản mạn của ông TT và những ý kiến đóng góp rất hay về người Việt và Tết hải ngoại. Đóc lên đau lòng nhưng nó là sự thật.

    ReplyDelete
  11. không chỉ người Việt ở nước ngoài mới tìm cái tết của ngày xưa đâu anh.....

    ReplyDelete
  12. Tết là truyền thống của dân tộc, muốn tổ chức thì phải có thời gian dài chuẩn bị, càng nhiều người cộng tác thì Lễ Hội càng thêm chu đáo và lắm tiết mục. Ngoài chuyện đóng góp công sức còn vấn đề gian nan khác là tài chánh. Đôi khi chỉ vì tiếc chi tiêu một ngân khoản nào đó, mà lại không dám tổ chức cho đủ ý nghĩa ngày Hội thì thật là thiếu sót, ngược lại chỉ làm ra cho có lệ khiến ngày tết mất dần ý nghĩa của nó theo tháng năm thì quả là tai hại. Các thế hệ nối tiếp học hỏi từ những điều này để rồi những truyền thống cổ truyền lần lần mai một theo thời gian. Vì thế, những người am hiểu tiết hội cổ truyền của quê hương nên cố gắng bằng mọi cách có thể, hướng dẫn tầng lớp trẻ tìm hiểu về cội nguồn đất nước.

    ReplyDelete
  13. Tôi thấy nhiều nơi ở hải ngoại tổ chức tết vừa qua như chùa hay công giáo chứ không nói tới cộng đồng, ngoài hội chợ cổ truyền họ còn rất cởi mở trong các sinh hoạt văn hoá như choi bầu cua, tài xỉu, xóc đĩa, chơi bài lá,v v... thuê ban nhạc, ca sĩ và dạ vũ lành mạnh. Thiết tưởng đây là chuyện bình thường của xã hội hôm nay, xấu tốt là do ý tưởng của mình. Xin hiểu và thận trọng là họ chỉ cho chơi trong ngày tết thôi, trong năm thì không có.

    ReplyDelete
  14. Thường thì người ta tổ chức cho có tết thôi, đại diện ra đó nói vài câu chúc tết thế là xong.
    Bác Từ giải thích tết rất cặn kẽ

    ReplyDelete
  15. Rất thú vị khi nghe chia sẻ của mọi người.
    Cám ơn bà con ghé đọc.

    ReplyDelete
  16. Căn nhà này của Bác Từ hôm nay cũng tân trang lại như năm mới.
    Cuối tuần tốt đẹp Bác Từ nhá!

    ReplyDelete
  17. Đảo quanh 1 vòng thấy nhà ông Từ năm nay khang trang, lịch sự và ngõ ngách dễ đi hơn nhiều so với năm trước. Tới đâu cũng có bảng chỉ dẫn rất thuận lợi.
    Thong dong cuối tuần nhé!

    ReplyDelete
  18. Cám ơn các bác với những lời chúc mừng và ba hoa chích choè ngày tết ..lol.
    Vui là nhất

    ReplyDelete