Sunday, April 1, 2012

• Chức Vụ Mục Tử

Trong Thánh lễ sau bài giảng, Linh Mục quản nhiệm Nguyễn Thành Huynh đã nhấn mạnh đến chức vụ của mình được Giáo hội trao phó trước khi về chăn dắt các đàn chiên như sau:
"Tôi được ba (3) đặc quyền của Giáo Hội trao cho là CAI TRỊ …. THÁNH HOÁ …. DẠY DỖ".

Nghe xong mình thấy băn khoăn tự hỏi ‘Ngài đang nói điều gì?’.

Về nhà mở trang Web CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II ra đọc vài lần và hiểu thế này.


Người linh mục có ba nhiệm vụ (nhiệm vụ không phải là đặc quyền) chính là GIẢNG DẠY, THÁNH HOÁCAI QUẢN Dân Chúa (cai quản không cùng nghĩa với cai trị). Ðó là thi hành chính chức vụ của Chúa Kitô là Ðầu và là Chủ chăn của Hội Thánh. Các nhiệm vụ trên phát sinh do từ chính bí tích Chức Thánh, chớ không phải đợi cho đến khi giám mục bổ nhiệm và trao bài sai mới có.
Chúa Giêsu đã truyền cho Phêrô trước khi Chúa về trời. 

"Hãy chăn dắt chiên của Thầy"


Về nhiệm vụ thứ nhất: Công đồng gọi linh mục là người rao giảng Phúc Âm và coi đó là sứ vụ trước tiên của linh mục. Rao giảng Phúc Âm hay loan báo Tin Mừng hoặc giảng dạy Lời Chúa cốt để khơi dậy đức tin trong tâm hồn những người chưa tin và nuôi dưỡng đức tin nơi các tín hữu. Nhiệm vụ này có thể mang những hình thức khác nhau tùy theo người nghe là ai cũng như tùy vào ơn sủng, khả năng của các vị giảng thuyết, chẳng hạn dạy giáo lý, giảng lễ, giảng phòng, nghiên cứu các vấn đề thời đại, hoặc viết sách, báo v. v. Ðể thi hành tốt sứ vụ trọng đại này, người linh mục phải cố gắng học hỏi mà nhất là sống Tin Mừng mà mình rao giảng vì họ không phải chỉ là một kẻ phát ngôn. Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI nhắc nhở họ: "Người ta vẫn luôn đặt câu hỏi cách âm thầm hay lớn tiếng: Anh có thực sự tin điều anh rao giảng không? Anh có sống điều anh tin không? Anh có thực sự rao giảng điều anh sống không?". Vậy sứ giả Tin Mừng phải được phúc âm hoá trong tâm hồn và cả trong cuộc sống nữa.

Nhiệm vụ thứ hai của linh mục là thánh hóa, cụ thể là ban phát các bí tích. Trong các bí tích, thì bí tích Thánh Thể là trung tâm "vì bí tích Thánh Thể chí thánh chứa đựng tất cả mọi của cải thiêng liêng của Giáo Hội, đó chính là Chúa Kitô". Bí tích là hành động cứu độ của chính Chúa Kitô được nối tiếp trong thời gian. Linh mục ban phát bí tích không phải chỉ nhân danh Chúa Kitô, mà hơn nữa trong vai Chúa Kitô, như thể chính Người đích thân hành động vậy. Ðiều này thật là đáng sợ nhưng thật là hạnh phúc. Những con người hèn yếu được Chúa sử dụng để thông ban ơn thánh cho loài người. Linh mục được tiếp giáp với chính nguồn phát sinh ơn thánh. Ðáng lý linh mục phải đầm đìa trong ơn thánh mới phải, nhưng nhiều khi họ chỉ bằng lòng làm một cái máng hay một kênh mương cho ơn thánh đi qua mà thôi! Mà có khi lại là cái máng rỉ sét hay cái mương đầy cỏ, rác dơ bẩn!

Nhiệm vụ thứ ba là cai quản Dân Chúa. Cai quản không phải là thống trị nhưng là lo lắng, chăm sóc cho đoàn chiên với tất cả lòng nhiệt thành và tận tụy theo gương Chúa Kitô, sẵn sàng tiêu hao, mòn mỏi và cả thí mạng cho đoàn chiên. Là chủ chăn, người linh mục phải lo kiến thiết Giáo Hội, giúp con chiên sống đức tin, hướng dẫn họ đến cùng Chúa Cha. Ngài là một nhà huấn luyện đức tin. Vị chủ chăn phải quan tâm đến tất cả mọi người thuộc trách nhiệm của mình, không bỏ sót ai, từ thanh thiếu niên đến các bậc phụ huynh, người trẻ cũng như người già, giàu nghèo sang hèn, bình dân hay học thức, kể cả các tu sĩ, nhưng đặc biệt hơn cả là "những người nghèo khổ và yếu đuối" và "những người yếu đau và hấp hối" trong cả hai nghĩa bóng và đen.
Chúa Là Mục Tử_LM Nguyễn Sang









46 comments:

  1. Đúng vậy BT ạ! Cai quản khác xa với cai trị...!

    ReplyDelete
  2. Đi đâu mà vắng mặt lâu thế KL? thức khuya nhỉ!
    Mãi xinh đẹp và bình an nhé!+

    Bới thế! khi nghe LM nói là CAI TRỊ thì lòng mình chơi vơi như con thuyển nhỏ gặp bão táp giữa biển khơi.

    ReplyDelete
  3. Vâng, cám ơn BT. Dạo nầy busy nên ít vào Mul BT ơi!

    ReplyDelete
  4. Cầu mong những busy đó sẽ nhẹ nhàng nhé KL!

    ReplyDelete
  5. Ôi! tuyệt vời chữ với nghĩa. Giờ mới hiểu tại sao bactu lại có cái entry 'Cái Làng Vũ Đại", đóng mở ngoặc cai trị. Thật đúng chữ văn = nhân không sai.

    ReplyDelete
  6. Không biết có phải vị LM ấy lầm lẫn hai từ đó không... Nghe cũng shock thật BT nhỉ?

    ReplyDelete
  7. Nhẹ nhẹ thôi nhé cậu em, coi chừng vạ miệng không tránh khòi.

    ReplyDelete
  8. Lầm lẫn hay không thỉ BT không biết, nhưng tuổi ngài cũng đã khá cao đó KL.

    ReplyDelete
  9. Cái vạ nó dến thì có tránh cũng không thoát, nước tràn đê khó cản. Tặng nhà bactu câu thành ngữ này treo ngoài cửa để ám ma xó !!!


    Tức nước vỡ bờ

    Trong những vùng ven sông, kênh rạch, người nông dân thường đắp đê, đắp bờ để ngăn chặn nước lớn tràn vào ruộng vườn quá mức cho phép gây ngập úng. Hoặc đắp bờ để giữ nước trong ao hồ, cho việc cần sử dụng. Nếu lượng nước lưu trữ hoặc chảy quá lớn quá mạnh, bờ không thể giữ được phải vỡ, nước tràn.

    Tức nước vỡ bờ ám chỉ bất cứ sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì sự chịu đựng không còn nữa mà thay vào đó bằng một phản kháng giống như bờ bị nước ép quá không thể nào giữ yên được và phải vỡ ra.

    Với tính tham sẵn có trong bản chất con người, không dừng lại ở một giới hạn cho phép, nên khi chất chứa một món gì đó, chứa được mười thì muốn mười hai, và khi vật chứa không đủ sức chịu đựng thì phải vỡ thôi.

    Trong quan hệ xã hội hàng ngày. Nhiều cá nhân muốn duy trì sự ôn hoà trong cộng đồng, đã cố gắng nhường nhịn những kẻ ỷ thế, cậy quyền, trong tư tưởng một câu nhịn chín câu lành với mong mỏi việc gì rồi cũng qua đi, vui vẻ bình an là chính… Tuy nhiên, thói thường những kẻ ỷ thế cậy quyền thường không cảm nhận được sự nhịn nhục của người khác đối với mình là có giới hạn, và khi lấn lướt được ai đó, thì họ có cảm giác đắc thắng và muốn tiến xa hơn nữa trong việc lấn lướt. .. Người nhường nhịn chỉ có thể nhường nhịn đến một mức nào thôi và khi quá sức chịu đựng người ấy sẽ phản kháng lại. Sự phán kháng sau khi nhịn nhục quá mức này nó sẽ mạnh mẽ hơn là những phản kháng tức thời. Vì dựa vào hình ảnh nước chảy, nếu chảy từ từ thì không có gì, nhưng nếu do vỡ bờ mà chảy thì ào ạt mạnh mẽ khôn cùng.

    Điều này nhằm giải thích. Trong quan hệ xã hội, làm gì cũng đừng đưa người khác vào một thế chịu đựng quá mức. Vì nếu dồn nén ai vào một mức chịu đựng quá sức thì việc phản kháng mạnh mẽ lại là việc đương nhiên không tránh khỏi.

    ReplyDelete
  10. Vạ đến thì có tránh cũng không thoát. Có thoát thì cũng mang thương tích và có kẻ sẽ mang tật đó.

    ReplyDelete
  11. chậm hiểu nên làm mãi mới được anh Thức ơi. mừng quá vì gõ được chữ mẹ đẻ. đọc bài của anh hiểu được thêm nhiều, đi 1 ngày đường học được nhièu khôn.
    có ông chăn chiên nào thích đánh chien kô nhỉ.

    ReplyDelete
  12. "Ý cha là ý Chúa" Thấy mọi người trọng qúa nên các ngài muống mang cả điều 4 hiếp pháp về cho mình đó. Mấy vị thánh này khiếp lắm. (Ðáng lý linh mục phải đầm đìa trong ơn thánh mới phải, nhưng nhiều khi họ chỉ bằng lòng làm một cái máng hay một kênh mương cho ơn thánh đi qua mà thôi! Mà có khi lại là cái máng rỉ rét hay cái mương đầy cỏ, rác dơ bẩn!) Cái này chắc đúng đó BT.

    ReplyDelete
  13. Cái này thì chắc có đó. Đôi khi đánh đấm mệt còn để cho sói tới tru tréo nữa đó hihi, nói đùa thôi, chủ chăn thường là người yêu mến chiên mình.

    ReplyDelete
  14. Chủ tịch noí đúng thì đố mà sai ...

    ReplyDelete
  15. Chạy qua đọc lại. Thú thật với mọi người, em nghe tới động từ CAI TRỊ là người phát sốt lên. Chính sách cai trị của thực dân đã khiến cả thế giớ rùng mình đi lật lại hồ sơ này. Cái cột đèn ở VN nếu chạy được nó cũng chạy trốn cái thiên đường mả chính sách CAI TRỊ tàn bạo của đảng csVN đang biến con người thành những quái vật vô cảm. Chạy qua tới bên đây tưởng thoát được, chứ ai ngờ nó vẫn còn lấp ló ở đâu đó.
    Bủn rủn cả chân tay.

    ReplyDelete
  16. Kể bà con nghe câu chuyện lấy kinh nghiệm, lỡ mai kia có gặp trường hợp này thì biết phải làm sao.

    Địa ngục

    Một anh chàng kia sau khi chết bị dẫn xuống âm phủ. Quỷ sứ thông báo rằng chúng sẽ dẫn tội nhân xem ba hình phạt khác nhau và phải chọn một. Phòng thứ nhất, tội nhân bị tra tấn trong vạc dầu. Phòng thứ hai, tội nhân bị thiêu đốt trên ngọn lửa hừng hực. Quá sợ, anh ta xin cho sang phòng cuối cùng. Tại đây anh ta thấy một bệnh nhân già lụ khụ, bị AIDS giai đoạn cuối, nằm thở khò khè trên giường. Ông này đang được một cô gái trẻ trung, xinh đẹp ôm ấp, vuốt ve và hôn lên những vết thương nhiễm trùng... Anh ta mừng quýnh vội xin vào phòng này. Tên quỷ liền dẫn ngay anh ta vào và nói với cô gái:
    - Đi sang phòng vạc dầu mà tắm! Sướng nhé, có người thay rồi!

    ReplyDelete
  17. Không khủng khiếp nào đáng sợ bằng chính sách cai trị của những kẻ độc tài. Khi tay đã vấy máu họ sẽ tiếp tục nghĩ cách dã man hơn để triệt hạ địch thủ cho không còn sức thở, đó là cách an toàn để bảo vệ bản thân họ. Cái bác ái, lòng nhân hậu trong con người đã bị lương tri của họ thả trong vạc dầu và thiêu đốt bừng bừng trong ngọn lửa chốn địa ngục đó Hoàng à. Thật đáng sợ.

    ReplyDelete
  18. Nhiệm vụ quá nặng nề cho nên cần cẩn trọng lời nói để dẫn dắt dân Chúa trong sự khiêm nhường thân ái, như vậy mới đi đến đắc nhân tâm mà làm tròn trách nhiệm được !
    Trên cả mọi thứ là cái tôi cần dẹp bỏ cho việc lớn , việc chung, mới thành công!
    Chức vụ là quan trọng nhưng đích đến của việc làm còn quan trọng hơn!

    ReplyDelete
  19. Diễn dịch thế này thì thảo nào họ đạo bactu chắng lắm chuyện chứ. Nói thật là em cũng dị ứng với động từ cai trị này, ai đời trong nhà thờ nơi các cha rao giảng tin mừng, đem yêu thương tới cho mọi người mà ông cha lại mang cai trị ra phô trương, đúng là hết thuốc chữa, không lẽ ông cha không hiểu sự khác biệt của 2 từ ghép cai quản và cai trị này? Đúng là trớ trêu. Rồi những bài giảng của ông có bao nhiêu ý từ sai trong đó, chẳng lẽ người dân trong họ đạo không nhận ra được những điểm sai, hay thấy sai mà cứ làm ngơ??? Tai hại quá bactu ạ.

    ReplyDelete
  20. Chính xác! nhưng nói thế này coi chừng người ta không hiểu .... gì

    ReplyDelete
  21. Thường thì người công giáo được dạy là "ý cha là ý chuá" lời cha chẳng bao giờ sai, nên ko mấy ai dám suy đoán. Nếu cha nói mà mình không hiểu là tại trí tuệ mình kém thông minh chứ không mấy ai dám đem lời cha ra luận bàn đâu. Phải tội chết!

    ReplyDelete
  22. Cái GX bactu nghe sao mà cổ hủ quá, giá như là ở VN thì còn nghe được, nhưng đây là ở Mỹ, một nước tự do cả mọi mặt đạo lẫn đời. Làm việc đạo mà nặng trĩu như mình đeo đá thế kia thì làm sao sáng danh Nước Chúa được. Thấy sai không dám hé răng mở miệng, làm đúng chẳng được hoan nghênh tán tụng, rõ là một xứ đạo thiếu giáo lý căn bản của người công giáo. Lỗi tại ai? Nói thật nhé, em theo dõi vài tháng nay thì thấy ban đại diện và cha xứ có đầu óc bảo thủ, coi nặng danh xưng và tìm cách củng cố chức vụ cho mình.

    ReplyDelete
  23. Em thấy cha nói cũng đâu có gì sai nào cai trị hày cai quản cũng thế thôi mà. cũng là cai thôi, cả nhà thờ đèu đồng ý lời cha nói mà, anh Thức thấy có khác biệt thê nào.

    ReplyDelete
  24. Nói như Hoàng thì có khác gì câu nói của anh Chí Phèo thoát ra khỏi cái lò gạch của ông Nam Cao thuở nào.

    Tại chúng biết nói nên chúng mới liên hệ với nhau được. Tại chúng biết nói nên chúng mới chửi anh Hạc được. Tại...
    quả thực tiếng nói là một thứ vũ khí nguy hiểm. ….
    Ngay ngày hôm sau, Chí Phèo triệu tập mọi người trước cổng làng, ra tuyên cáo cấm dân làng Vũ Đại không được nói, phải câm hoàn toàn. Ai vi phạm sẽ bị vạ tuyệt thông, bị cắt lưỡi. Lão Hạc cũng không ngoại lệ. Chỉ có Phèo và đám cận thần mới có đặc quyền nói.

    Bị cắt lưỡi mà không câm mới lạ!.

    ReplyDelete
  25. Oh! Khác biệt chứ

    Cai quản là trông nom, có thề hiểu như một quản gia. Thí dụ: Sáng mai anh phải lên tỉnh, chú lo “cai quản” công việc nhé! quản gia là người làm việc cho gia chủ.

    Cai trị là điều khiển bộ máy hành chính nhằm thống trị, áp bức. Thí dụ: Chính sách “cai trị” của thực dân, chính sách cai trị của đảng cộng sản. Họ là ông chủ

    ReplyDelete
  26. Đúng vậy ! cai nào cũng là cai , tại sao ? không lấy lòng nhân ái yêu thương mà xử trí với nhau , hơn nữa hình ảnh người CHA NHÂN LÀNH ai cũng biết , mà còn thuộc làu làu nữa kìa , thế mà hành xử với nhau thua loài .... phải không bactu ? sẽ cầu nguyện cho GX , đặc biệt cho Cha quản xứ , biết sai mà vẫn làm .

    ReplyDelete
  27. Đã là con người thì ai cũng có lầm lẫn sai trái, nếu cứ nói “ý cha là ý chúa” nhắm mắt vâng phục bừa thì lại càng tai hại. LM cũng chỉ là người, cũng có sân si, tham lam, đố kỵ, hỉ, nộ, ái, ố. Nhân bản vô thập toàn. Người thấy LM làm sai mà không tìm cách “nhỏ nhẹ” chia sẻ cùng LM, lại tìm cách che đậy thì tai hại sẽ lớn dần và không chừng đưa LM tới kiêu căng, độc đoán để thiệt hại vô ngần cho họ đạo mà thôi.

    ReplyDelete
  28. Thật đáng sợ ! Tin đạo chứ ai tin người có đạo , đạo tại tâm cũng như tâm đầy tràn mới trào ra ngoài , phải thế không bactu ? chúng ta cũng nên cầu nguyện thật nhiều cho các đấng , các bậc , đừng vì một con sâu mà làm rầu nồi canh , phí cơm nhà Đức Chúa Trời . hi hi hi ...


    ReplyDelete
  29. Nghe that bun run Tay chan by oi

    ReplyDelete
  30. Đây chỉ là một trong nhiều thảm hoạ của các "đấng" quyền cao chức trọng của Giáo hội gây ra. Sau Thánh Phêrô đến nay có 265 Đức Giáo Hoàng. Chỉ có 76 vị đã được tuyên phong Hiển thánh, 10 vị đã được tuyên phong Chân phước.

    ReplyDelete
  31. BT cũng nghĩ là những con Dân Chúa đơn sơ, hiền lành khi đọc được những lịch sử này, thì sẽ bủn rủn người vì không bao giờ dám ngờ tới lại có những Giáo hoàng hiện thân của Chúa Kitô như thế.

    ReplyDelete
  32. Trong ngày Tam nhật Thánh chúng ta cùng cầu nguyện cho các đấng các bậc nhé , vị nào đạo đức thánh thiện thì giáo hội có những tấm gương sáng , bằng ngược lại thì khốn , đó là sự tự do cùa các Ngài chọn mà ....đúng không bactu ?
    bài nói về chức vụ Mục Tử hay qúa , giangthe đọc đi đọc lại rất nhiều lần , như vậy linh mục quản xứ nơi bactu lợi dụng 3 đặc quyền là cai trị , thánh hóa và dậy dỗ để áp dụng , như vậy đâu còn hợp với xã hội này nữa , linh mục xứ phải hết sức khiêm nhường , lấy tình thương và lòng bác ái mà xử thế , hơn nữa các ngài học sâu hiểu rộng hơn mình mà .

    ReplyDelete
  33. Thứ Năm Tuần Thánh - Tưởng niệm Chúa lập bí tích thánh thể trong bữa tiệc ly

    Cám ơn giangthe đã cùng hiệp thông. TrongTam Nhật Thánh chúng ta nhìn ngắm dung nhan của Chúa Giêsu rỏ nét hơn, những gì Người đã làm, nhất là việc Người chịu chết và sống lại, để đem lại nguồn ơn cứu độ cho chúng ta.

    Cũng có thể như giangthe nghĩ. BT xin trích dẫn lời của Thánh Phêrô đã viết để khuyên các mục tử như sau: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên”

    ReplyDelete
  34. Anh thúc oi, sao lại có mấy đức giao hoang xấu thế. không le bị ma qủi mua chuộc, em ko thề tuởng tượng được lại có chuyẹn này..

    ReplyDelete
  35. Lịch sử giáo hoàng của Giáo Hội có rất nhiều người không có chữ "ĐỨC". Nói thế để cho ta biết không phải ai là mục tử cũng đều là hiện thân của Chúa Kitô đâu. Nhiều người trong họ đã không cầm lòng được và rồi tự biến họ thành những kẻ xấu, ích kỷ và nguy hiểm.



    Thứ Sáu Tuần Thánh tại Vatican và Jerusalem

    ReplyDelete
  36. Bởi vậy cái uy lực quyền thế nó dễ đưa con người ta đến chỗ ỷ quyền lộng thế là vậy , cái tâm không có , thì cái đức làm sao nó thể tồn tại nổi , nói cho cùng thì tất cả chỉ vì ghen ăn ghét ở .

    ReplyDelete
  37. Em cũng có nghe một số Vị nói đến các giáo hoàng hư hỏng, nghe đâu từ thế kỷ thứ 5 tới 12 thì rất kinh khủng, thời đại tồi tệ nhất của giáo hội công giáo. Vì tranh chức quyền , nhiều dòng họ ldanh vọng đã chém giết nhau để đưa người nhà mình lên nắm chức giáo hoàng, hầu liên hệ với các vua chúa để đàn áp, tiêu diệt những dòng tộc khác.

    ReplyDelete
  38. alêluia alêluia BT rất đồng ý với những cân nói thế này.

    ReplyDelete
  39. Đúng đó Hoàng. BT có đọc qua hết tiểu sử, cuộc đời của 256 giáo hoàng thì thấy thế. Từ Thánh Phêrô tới khoảng thề kỷ thứ V thì hầu hết các Đức Giáo Hoàng đều chết tử vì đạo. Từ thế kỷ thứ V tời thế kỷ XII gì đó thì toàn tranh giành, chém giết thôi.

    ReplyDelete
  40. Không lẽ chuyện này lại đang tái diễn ở chốn đó>>>.

    ReplyDelete
  41. hoang60 wrote on Apr 9
    Không lẽ chuyện này lại đang tái diễn ở chốn đó>>>.

    Chuyện gì cũng có thể xảy ra mà!

    ReplyDelete
  42. Thuyền càng lớn thì sóng bão càng nhiều , chỉ mong mỗi người ý thức và tự hỏi MÌNH LÀ AI ???

    ReplyDelete
  43. làm chính trị mà sai thì hư 1 chế độ ,,,làm thầy tu mà còn ham gái,ham tiền thì đừng tu thì có ích hơn kẻo lại dắt bao nhiêu người xuống hoả ngục ,,,ông thầy tu tứ trùng ơi sao lại xử dụng bọn côn đồ làm phe cánh,,sao ông lại đi nịnh bợ 1 gia tộc chẳng ra gì làm bình phong che đỡ cho ông thử hỏi có ai trong giáo xứ này thích ông không ? thôi thì về nhà dòng hay quê quán tứ trùng cho thiên hạ khỏi ngứa mắt suốt ngày không giám đi đến đâu ,,,nhà xứ nhà thờ thì khóa cửa sao ông hèn thế,,, ông bà mình nói người khôn thì nói mánh .....sao ông lì lơm thế.... ch1ng tôi cần mục tử tốt lành chứ không cần người như ông ...hãy bỏ đi sự hận thù để chuá xót thương

    ReplyDelete
  44. ông h sói đội lốt người chăn chiên cút ngay

    ReplyDelete
  45. mục tử gì hạng ấy ..mục súc thì có

    ReplyDelete