Wednesday, December 19, 2012

Ca sĩ Duy Quang mới qua đời tại Mỹ


Ca sĩ Duy Quang (Ảnh: Vietnamnet)Ca sĩ Duy Quang vừa qua đời ở tuổi 62 tại bệnh viện Fountain Valley ở Nam California, Hoa Kỳ sau một thời gian chữa trị bệnh ung thư gan.

Tin từ Hoa Kỳ cho hay ca sĩ Duy Quang vừa qua đời lúc 11h39 giờ California (19:39 GMT) ngày 19/12/2012 sau một thời gian điều trị bệnh ung thư gan.
Sinh ngày 4/11/1950 tại Chợ Neo, Thanh Hóa, ông là con trai đầu của nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Thái Hằng. Ông cũng là người lập ra ban nhạc trẻ The Dreamers gồm các thành viên trong gia đình: Duy Minh, Duy Hùng, Duy Cường và Thái Hiền.

Trong cuốn Hồi ký của mình, nhạc sĩ Phạm Duy kể về kỷ niệm khi vợ ông sinh Duy Quang:
"Mùa Đông năm 1950, vợ tôi đẻ. Nhà hộ sinh ở ngay bên kia bờ sông Máng. Người đỡ đẻ là bà đỡ Ninh, từ Hà Nội tản cư ra đây, mang theo đầy đủ đồ nghề. Từ Việt Bắc, vợ tôi mang được cái bụng chửa về tới Chợ Neo để đẻ...
"... Đứa bé ra đời nặng 3 ký, được đặt tên là Quảng. ... Nhưng khi di cư vào miền Nam, phải làm lại giấy khai sinh cho đứa bé thì không hiểu tại sao cái dấu hỏi đó lại bị mất đi?"
Duy Quang bắt đầu sự nghiệp âm nhạc từ rất trẻ, năm 17 tuổi, và nổi tiếng với những bản tình ca do cha ông sáng tác, như Em hiền như Masoeur, Thà như giọt mưa, Cô Bắc Kỳ nho nhỏ, Chỉ chừng đó thôi, Đưa em tìm động hoa vàng, Con đường tình ta đi, Bao Giờ Biết Tương Tư, v.v.
Sau năm 1975, ông kẹt lại ở Việt Nam nhưng vẫn tiếp tục tổ chức các buổi ca nhạc "chui" cùng với một số ca sĩ miền Nam bị chính quyền sau 1975 cấm hành nghề.
Năm 1978, ông được bảo lãnh qua Pháp và sau đó sang định cư tại California, Hoa Kỳ.
Vẫn tiếp tục theo đuổi con đường ca hát và thu băng đĩa của mình, sau một thời gian sống tại Mỹ, ông mở phòng thu âm và lập ra trung tâm băng đĩa nhạc DreamMusical Productions phát hành băng đĩa nhạc nhắm vào đối tượng cộng đồng người Việt hải ngoại.
Băng nhạc đầu tiên của ông tại hải ngoại mang tên ''Về Đây Nghe Em'' được Ngọc Chánh và Thúy Nga phát hành năm 1982. Tổng cộng từ khi bước vào con đường ca hát tới khi qua đời, ông đã thu băng hơn 300 bài hát.
Trong cuộc trò chuyện với BBC Việt Ngữ, nhạc sĩ Kỳ Phát, một người bạn đã trên 40 năm với ông Duy Quang, cho biết Duy Quang là một người "dễ thương, hiền lành" và "được rất nhiều người mến mộ trong phong trào nhạc trẻ trước năm 1975".
"Duy Quang là người có giọng hát rất đặc biệt, rất tình cảm. Ngoài những nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy ông còn hát các nhạc phẩm của Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên và được rất nhiều người ưa thích."
Nghệ sĩ Kỳ Phát
Có ý kiến nói rằng ca sĩ Duy Quang được mọi người biết đến vì có cha là nhạc sĩ Phạm Duy và có lẽ được nhờ vào những bài hát do cha ông sáng tác, nhưng ông Kỳ Phát không rằng là như vậy.
"Duy Quang là người có giọng hát rất đặc biệt, rất tình cảm. Ngoài những nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy ông còn hát các nhạc phẩm của Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên và được rất nhiều người ưa thích," ông Kỳ Phát cho biết.
Năm 2004, ông Duy Quang trở về Việt Nam sống bằng nghề ca hát và kinh doanh phòng trà. Quyết định này khiến nhiều người trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ tức giận, và đặc biệt sau khi ông ngã bệnh và quyết định quay về Mỹ chữa trị, ông đã bị "rất nhiều người đánh", như theo lời ông Kỳ Phát.
Ông kết hôn ba lần, lần cuối vào năm 2007, nhưng cuộc hôn nhân cuối cùng này chỉ được hai năm. Ông có ba cô con gái đều đã trưởng thành (một với người vợ đầu và hai con gái với người vợ thứ hai).
Được biết nhạc sĩ Phạm Duy, cha ông, vẫn đang ở Việt Nam và cũng đang đau ốm.


2 comments:

  1. Chia buồn cùng gia đình họ Phạm.
    Cụ Phạm Duy còn đang huyên thuyên nói với đài BBC "ông về VN bởi vì yêu nước".
    Ca sĩ Duy Quang được ông bà gọi về hầu hạ ở bên kia thế giới, không biết cụ PD có bay qua Mỹ nhìn xác con lần cuối ?

    ReplyDelete
  2. Cọp chết để da
    Người ta chết để tiếng .
    Sừ này thì để lại nhiều tiếng ( nghe nói hơn 300 phát ! ) , tiếng thảm nhất là lúc trước khi qua đời được thiên hạ xầm xì :
    " gần chục năm trước , vênh vênh về lại VN để " phát ra tiếng " và nhặt xu cho đầy hầu bao , khi bị " ốm hết thuốc chữa " thì quay lại nơi dung dưỡng để mong thiên hạ ra ơn phát cho thuốc tiên để chữa lành , đồ vô ơn . "
    Tội nghiệp cho nhà anh ---- loại " xơi cháo rồi đái vào bát " ---
    Anh mất đi : xin thắp cho anh 1 cây nhang mong anh được bình yên , khỏi bị nghe " tai tiếng " .
    Đúng là tai tiếng !

    ReplyDelete