Nhà thơ Phạm Thiên Thư
“Anh trao vội vàng, chùm hoa mới nở…” đó là hình ảnh đầy sức sống của một thời niên thiếu mà ai trong chúng ta cũng đã từng qua. Thế nhưng đối với những ai tò mò thì tác giả bài thơ nổi tiếng này có thật là đã trao chùm hoa cho cô Ngọ để bài thơ trở thành nổi tiếng đến như thế hay không?
Phạm thiên Thư, như chúng ta đều biết ông là một nhà sư, vậy bài Ngày Xưa Hoàng Thị được ông sáng tác từ bao giờ?
Ông kể về Ngọ “Rất đơn giản bài 'Ngày Xưa Hoàng Thị' tôi viết trước khi đi tu. Khi tôi vào chùa rồi thì hình ảnh trên đường đi làm tôi nhớ lại kỷ niệm xưa. Nhớ lại hình ảnh của cô Ngọ, thời học trò ấy mà. Chẳng có tình yêu đâu chỉ là học trò vui vui thôi. Tôi tuổi Thìn (1940), còn cô ấy tuổi Ngọ (1942) cho nên được bố mẹ đặt luôn tên là Ngọ. Cách nhau 2 tuổi nhưng học cùng lớp đệ tam (lớp 10 bây giờ) ở trường Trung học Văn Lang (khu Tân Định). Ngọ có dáng người thanh mảnh với mái tóc dài thả ngang vai. Nhà tôi ở đường Trần Khát Chân, nhà Ngọ ở Trần Quang Khải, cũng cùng khu Tân Định nên đi về chung đường. Mỗi lần tan trường, cô ấy ôm cặp đi trước, tôi lẽo đẽo theo sau. Tóc Ngọ bay bay trên đôi vai gầy nhỏ nhắn. Có những hôm trời mưa lất phất, cô ấy đưa cặp lên che ngang đầu. Tôi thấy thương quá, muốn làm một cử chỉ gì đó như là để chở che nhưng… thở mạnh còn không dám, nói chi là… Đó là lý do tại sao tôi viết bài đó.”
“Ngày Xưa Hoàng Thị”, tác phẩm đem người đọc tới với thơ Phạm Thiên Thư như chính tác giả thừa nhận. Âm hưởng vừa ngây thơ như thư sinh lại vừa thâm trầm như người tu thiền khiến bài thơ có nét độc đáo khác biệt vừa lãng mạn vừa uyên nhu, rất riêng tư nhưng không thiếu phần lôi cuốn. Hình ảnh người con trai âm thầm theo sau cô Ngọ mang nét đẹp của vụng dại, hồn nhiên khá tương phản với cái trầm tư của những từ kinh điển như “Áo Tà Nguyệt Bạch” Bài thơ có những chi tiết rất đắt khi gợi lên hình ảnh chú chim non đang dấu mỏ dưới cội hoa vàng. Chú chim lén nhìn một cách thích thú gót chân chàng trai lẽo đẽo theo cô Ngọ trong một chiều tan trường với áo trắng đầy sân.
Bài thơ "NGÀY XƯA HOÀNG THỊ"
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng
Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài
Anh đi theo hoài
Gót giầy thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn
Tay nụ hoa thuôn
Vương bờ tóc suối
Tìm lời mở nói
Lòng sao ngập ngừng
Lòng sao rưng rưng
Như trời mây ngợp
Hôm sau vào lớp
Nhìn em ngại ngần
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuối vở
Thương ơi vạn thuở
Biết nói chi nguôi
Em mỉm môi cười
Anh mang nỗi nhớ
Hè sang phượng nở
Rồi chẳng gặp nhau
Ôi mối tình đầu
Như đi trên cát
Bước nhẹ mà sâu
Mà cũng nhoà mau
Tưởng đã phai màu
Đường chiều hoa cỏ
Mười năm rồi Ngọ
Tình cờ qua đây
Cây xưa vẫn gầy
Phơi nghiêng ráng đỏ
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mấy màu?
Chân tìm theo nhau
Còn là vang vọng
Đời như biển động
Xoá dấu ngày qua
Tay ngắt chùm hoa
Mà thương mà nhớ
Phố ơi muôn thuở
Giữ vết chân tình
Tìm xưa quẩn quanh
Ai mang bụi đỏ
Dáng em nho nhỏ
Trong cõi xa vời
Tình ơi tình ơi!
Bài thơ tuy nhắc lại một cách dịu dàng kỷ niệm thời xưa nhưng đã động lòng biết bao thế hệ sau đó. Những chàng trai thời a vòng hôm nay đâu thua gì thế hệ Phạm Thiên Thư bởi họ cũng đã và đang bâng khuâng chờ tiếng chuông tan trường để được xao xuyến theo sau gót chân những cô Ngọ thời nay. Mặc dù cô Ngọ của thế kỷ 21 không còn e ấp như xưa nhưng nét duyên muôn thuở của thời áo trắng dễ gì phai nhạt?
Bài thơ "NGÀY XƯA HOÀNG THỊ"
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng
Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài
Anh đi theo hoài
Gót giầy thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn
Tay nụ hoa thuôn
Vương bờ tóc suối
Tìm lời mở nói
Lòng sao ngập ngừng
Lòng sao rưng rưng
Như trời mây ngợp
Hôm sau vào lớp
Nhìn em ngại ngần
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuối vở
Thương ơi vạn thuở
Biết nói chi nguôi
Em mỉm môi cười
Anh mang nỗi nhớ
Hè sang phượng nở
Rồi chẳng gặp nhau
Ôi mối tình đầu
Như đi trên cát
Bước nhẹ mà sâu
Mà cũng nhoà mau
Tưởng đã phai màu
Đường chiều hoa cỏ
Mười năm rồi Ngọ
Tình cờ qua đây
Cây xưa vẫn gầy
Phơi nghiêng ráng đỏ
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mấy màu?
Chân tìm theo nhau
Còn là vang vọng
Đời như biển động
Xoá dấu ngày qua
Tay ngắt chùm hoa
Mà thương mà nhớ
Phố ơi muôn thuở
Giữ vết chân tình
Tìm xưa quẩn quanh
Ai mang bụi đỏ
Dáng em nho nhỏ
Trong cõi xa vời
Tình ơi tình ơi!
Bài thơ tuy nhắc lại một cách dịu dàng kỷ niệm thời xưa nhưng đã động lòng biết bao thế hệ sau đó. Những chàng trai thời a vòng hôm nay đâu thua gì thế hệ Phạm Thiên Thư bởi họ cũng đã và đang bâng khuâng chờ tiếng chuông tan trường để được xao xuyến theo sau gót chân những cô Ngọ thời nay. Mặc dù cô Ngọ của thế kỷ 21 không còn e ấp như xưa nhưng nét duyên muôn thuở của thời áo trắng dễ gì phai nhạt?
Tớ mở đầu tám tám bằng khổ thơ đầu tiên, chư vị cao nhân, dân dã nào có hứng thì mần tiếp cho dzui ...
ReplyDeleteEm tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng ...
“Em tan trường về, Đường mưa nho nhỏ”, là hai câu trong 16 câu thơ đầu tiên, cho ta thấy được bối cảnh của một trời kỷ niệm.
“… Chim non giấu mỏ, Dưới cội hoa vàng…”Tại sao chú chim non không bay nhảy trên cành, lại sà xuống dưới cội hoa vàng? Tại sao không cất tiếng hót líu lo, lại phải chúi đầu xuống đất để giấu mỏ? Cái mỏ của chú làm chi nên tội để phải giấu nó đi?
Ồ! Thế mới biết, mới hiểu tại sao chú học trò mới lớn Phạm Thiên Thư buộc chú “chim non” của mính phải phải “giấu mỏ” trước tuyệt tác “áo tà nguyệt bạch”. Có lẽ chú học trò Phạm Thiên Thư phải thèm thuồng lắm, khát khao lắm, nên phải “giấu mỏ” vì sợ không thể kềm hãm lửa tình rạo rực mà đâm ra… mổ bậy, cắn càn.
Thiện tai ! Thiện tai !!!
“áo tà nguyệt bạch” có phải là cái tà áo dài trắng ko ạ ? nếu là thế thì làm gì đến nỗi phải giấu mỏ quặp xuống gốc cây như vậy ?.
Deletecó lẽ là không phải vậy nhưng tớ cũng chỉ hiểu lơ lơ thôi
DeleteCó bà Hoàng thị Ngọ bên Cali gì đó tự nhận mình là người trong bài thơ " Ngày Xưa Hoàng Thị " Nếu đúng như cụ Pham Thiên Thư kể trong bài viết thì bà này phải chứng minh được giấy tờ tùy thân và phải tìm được bạn học cùng trường ở thi điểm đó ra làm chứng để đối chiếu thì mới tin được phải không? Người VN mình có tật là cứ gì hay, đẹp là tự sướng vơ về nói là của mình, đôi khi thấy xù xì hôi hám khó ngửi sao đó.
ReplyDeleteBà tên Hoàng Dược Thảo tự nhận mình chính là người thơ tên Ngọ, và một người khác nữa tên Đỗ Thị Mai Trinh?
DeleteVào những năm 70, bài Ngày xưa Hoàng thị đã trở thành một hiện tượng tại miền Nam Việt Nam. Ca sĩ Thanh Thúy là người đầu tiên thể hiện bài hát này và sau đó nhiều ca sĩ khác cũng chọn bài Ngày xưa Hoàng thị để hát, tạo thành trào lưu.
ReplyDeleteThậm chí báo chí Sài Gòn cũng vào cuộc, nêu câu hỏi “Nhân vật chính trong Ngày xưa Hoàng thị là ai?”. Một số người tự nhận mình là nhân vật của bài thơ, số khác thì phân tích bài thơ rồi cho rằng nhân vật chính trong bài thơ là cô A, cô B nào đó...
Ông đã chia sẻ với nhiều người rằng: “Ngày đó báo chí cũng gặp tôi hỏi chuyện Hoàng thị là ai? tôi nói rằng đó là cô Hoàng Thị Ngọ nhưng không biết tại sao nhiều người vẫn không tin”.
Tôi cũng không tin, căn cứ vào 4 câu thơ dưới.
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dấu lau lách buồn.
Hình ảnh người con trai âm thầm lẻo đẻo đi theo người con gái mình thương lúc tan trường về là hình ảnh rất dễ thương, đầy thơ mộng của mối tình học trò, tại sao lại đớn đau Anh tìm theo Ngọ , Dấu lau lách buồn. . Đang đi theo người ta sao lại tìm? Nếu người con gái đó đúng tên là Ngọ, sẽ có hai điều đáng bàn. Thứ nhất, Phạm Thiên Thư dốt chữ. Thứ hai, chắc hẳn cô Ngọ phải tệ lắm.
Vậy Ngọ là gì?
Nói đến Ngọ, các chàng thư sinh Quốc Học kề bên trường nữ sinh Đồng Khánh Huế không thể không biết. Trong cái tuổi thanh xuân đầy tràn sức sống đó, có anh nào mà không biết Ngọ cơ chứ.
Tuổi mới lớn sung sức cương cường này thường hay rơi vào trạng thái căng thẳng vô cớ, lắm lúc hiên ngang dỡ khóc dỡ cười. Tình trạng căng thẳng đó thường được gọi là gì nhỉ? Có phải “đồng hồ chỉ 12 giờ” không? 12 giờ có phải là giờ Ngọ không?
Hóa ra, Ngọ là bóng gió chữ nghĩa của Phạm Thiên Thư.
Và, Ngọ ở đây không ai khác chính là… chú chim non giấu mỏ của cậu học trò Phạm Thiên Thư!
Chết thật, ông Phạm T. Thư này chơi chữ ngầu quá. 2 bà tên Hoàng Dược Thảo và Đỗ Thị Mai Trinh tự nhận là 12 giờ của ông , thảo nào chẳng thấy ông lên tiếng nói gì mà chỉ ngồi vuốt râu tủm tỉm cười kkk.
Delete