Người nước ngoài rất thích loại chợ phiên này
Hà Nội có nhiều chợ nhỏ ở mọi hang cùng ngõ hẻm của thành phố. Bất kể chợ lớn, chợ vừa hay chợ nhỏ, đến đấy là phải nghe người bán nói thách người mua mặc cả, kỳ kèo bớt một thêm hai đó mới gọi là đi chợ
Và Hà Nội cũng có một chợ phiên chỉ mở cửa vào ngày thứ Bảy, sản phẩm buôn bán ở đây là hàng sạch, hàng chính gốc, đặc biệt không nói thách, không trả giá, kê làm sao thì bán làm vậy. Nằm trong một con ngõ đường Tô Ngọc Vân, quận Tây Hồ, Hà Nội, chợ phiên độc đáo này có một số tiểu thương là người nước ngoài và phần nhiều khách hàng lui tới đây cũng là người ngoại quốc.
Thực phẩm an toàn, giá cả không đắt
Hay là quí vị hãy cùng ghé qua phiên chợ sáng thứ Bảy này với Thanh Trúc xem sao. Với diện tích không hơn 100 mét vuông, gần ba mươi gian hàng, tuy không sầm uất nhưng lại thu hút sự chú ý của mọi người như một nơi mua bán không chặt chém và có thể tin tưởng được.
Đây là gian hàng một ông Tây gốc Ý, Alain Fiorucci, với sản phẩm mật ong chính gốc của tỉnh Hà Giang, còn gọi là mèo vạc: Xin chào, làm sao tôi lại lại bán mật ong của Hà Giang ở đây ấy à. Là vì bốn năm về trước, trong một lần cỡi xe gắn máy đi chơi trên các tỉnh mạn Bắc, tình cờ tôi gặp một người chuyên nuôi ong lấy mật tại Hà Giang. Chúng tôi trở thành bạn sau đó, ông ấy đã chỉ dẫn cho tôi biết về sản phẩm mèo vạc nổi tiếng mà gia đình ông ta sản xuất.
Từ đó tôi mang mật ong mèo vạc này đi quảng bá các nơi, và vì có nhiều mối đặt hàng quá thành ra quyết định mở gian hàng đặc biệt ở đây để bán và tìm cách phát triển thêm.
Đây là gian hàng một ông Tây gốc Ý, Alain Fiorucci, với sản phẩm mật ong chính gốc của tỉnh Hà Giang, còn gọi là mèo vạc: Xin chào, làm sao tôi lại lại bán mật ong của Hà Giang ở đây ấy à. Là vì bốn năm về trước, trong một lần cỡi xe gắn máy đi chơi trên các tỉnh mạn Bắc, tình cờ tôi gặp một người chuyên nuôi ong lấy mật tại Hà Giang. Chúng tôi trở thành bạn sau đó, ông ấy đã chỉ dẫn cho tôi biết về sản phẩm mèo vạc nổi tiếng mà gia đình ông ta sản xuất.
Từ đó tôi mang mật ong mèo vạc này đi quảng bá các nơi, và vì có nhiều mối đặt hàng quá thành ra quyết định mở gian hàng đặc biệt ở đây để bán và tìm cách phát triển thêm.

Alain Fiorucci đang giới thiệu với khách hàng loại mật ong mèo vạc. Source from Phuong Tra
"bốn năm về trước, trong một lần cỡi xe gắn máy đi chơi trên các tỉnh mạn Bắc, tình cờ tôi gặp một người chuyên nuôi ong lấy mật tại Hà Giang. Chúng tôi trở thành bạn sau đó, ông ấy đã chỉ dẫn cho tôi biết về sản phẩm mèo vạc nổi tiếng mà gia đình ông ta sản xuất"
Alain Fiorucci
Còn đây là bà đầm France Marcoux, người Canada, một khách hàng quen thuộc của chợ phiên thứ Bảy:Đúng là tôi thường đi chợ ở đây mỗi sáng thứ Bảy, cũng gần khu tôi ở thôi, với lại tôi nghe người quen nói nhiều về chợ này, rằng hầu hết sản phẩm ở đây là hàng organic (hữu cơ), phẩm chất tốt, nhiều mặt hàng khác nhau, bánh mì tươi, trứng, thịt gà, cánh gà, rau hoa, trái cây, rồi thì pizza, hoa quả khô, thức uống, đồ gia vị …Tóm lại không thiếu thứ gì mà bảo đảm là hàng tươi sạch hết.
Chợ này làm tôi nhớ những phiên chợ ở ngoại ô Quebec bên Canada, nơi mà hàng tuần các nông dân mang sản phẩm từ trại từ vườn nhà ra chợ bán với giá phải chăng. Rất vui là đến đây mỗi cuối tuần cũng là cơ hội để gặp người quen, trò chuyện tán gẫu với nhau ít phút bên tách cà phê.
Chắc quí vị đang nghĩ đây là một phiên chợ Tây chỉ dành cho người nước ngoài, giá cả hẳn là trên trời dưới đất, chẳng biết có thu hút được người Việt tới mua không.
Trả lời câu hỏi này, chị Phương, một khách hàng quen thuộc của chợ phiên thứ Bảy, cho rằng giá cả ở đây có thể chấp nhận được dù mặt hàng rau tươi có hơi đắt hơn một tí:
Chợ này làm tôi nhớ những phiên chợ ở ngoại ô Quebec bên Canada, nơi mà hàng tuần các nông dân mang sản phẩm từ trại từ vườn nhà ra chợ bán với giá phải chăng. Rất vui là đến đây mỗi cuối tuần cũng là cơ hội để gặp người quen, trò chuyện tán gẫu với nhau ít phút bên tách cà phê.
Chắc quí vị đang nghĩ đây là một phiên chợ Tây chỉ dành cho người nước ngoài, giá cả hẳn là trên trời dưới đất, chẳng biết có thu hút được người Việt tới mua không.
Trả lời câu hỏi này, chị Phương, một khách hàng quen thuộc của chợ phiên thứ Bảy, cho rằng giá cả ở đây có thể chấp nhận được dù mặt hàng rau tươi có hơi đắt hơn một tí:
"Đây không phải là chợ Tây mà dành cho tất cả mọi người. Người Việt cũng có đi nhưng người ngoại quốc họ thích kiểu sinh hoạt này thì họ đi nhiều thôi. Ở các nước phương Tây họ quen với kiểu mua bán không trả giá, mà em thấy giá ở đây tương đối có thể chấp nhận được".
Chị Phương
Đây không phải là chợ Tây mà dành cho tất cả mọi người. Người Việt cũng có đi nhưng người ngoại quốc họ thích kiểu sinh hoạt này thì họ đi nhiều thôi. Ở các nước phương Tây họ quen với kiểu mua bán không trả giá, mà em thấy giá ở đây tương đối có thể chấp nhận được.
Rau ở đây là thường họ chỉ lấy số lượng nhỏ thôi, không nhiều, nhưng mà chắc chắn là sạch tại vì ngoài sự kiểm định của nhà nước ra thì còn có sự kiểm định riêng của trung tâm, nếu đạt tiêu chuẩn thì mới được. Em chắc chắn rau ở đấy là thương hiệu sạch. Chợ chưa thu hút được nhiều người Việt lắm có thể là tại vì người ta chưa biết đến thôi.
Rau ở đây là thường họ chỉ lấy số lượng nhỏ thôi, không nhiều, nhưng mà chắc chắn là sạch tại vì ngoài sự kiểm định của nhà nước ra thì còn có sự kiểm định riêng của trung tâm, nếu đạt tiêu chuẩn thì mới được. Em chắc chắn rau ở đấy là thương hiệu sạch. Chợ chưa thu hút được nhiều người Việt lắm có thể là tại vì người ta chưa biết đến thôi.
Nguồn gốc phiên chợ ngày Thứ Bảy
Sáng lập phiên chợ đầu tiên và độc đáo này, mà có người gọi là chợ lạ ở Hà Nội, chỉ nhóm trong vòng ba bốn tiếng mỗi sáng thứ Bảy hàng tuần, là chi Phạm Tuyết Mai.

Một gian hàng bán đủ loại từ thực phẩm đến đồ dùng. Source Phuong Tra
Thực sự một mình chị Tuyết Mai không thể mang ý tưởng chợ sạch vào lòng Hà Nội mà phải có sự trợ giúp và cố vấn của chồng, một bác sĩ thú ý người Pháp đang cùng chị điều hành AVELIS tức Asian Veterinary And Livestock Services, Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Chăn Nuôi Thú Y Châu Á, đang hoạt động ở Việt Nam. Ý tưởng thành lập chợ phiên cuối tuần hình thành là bởi vì những chuyến đi những kỳ nghỉ hè của hai vợ chồng đến Châu Âu thì đều thấy những sinh hoạt của cộng đồng dân cư các vùng các miền đều như vậy thôi. Cứ một ngày trong một tuần thì có những phiên chợ nông sản của những trang trại hoặc những vườn rau họ mang ra bán, và thường thì có một nhóm người nhất định họ tụ họp lại và họ mở ra những phiên chợ vào các ngày khác nhau.
"Đây là sinh hoạt mà chúng tôi thấy Hà Nội chưa có, một sinh hoạt rất cộng đồng rất ấm cúng. Với một phương trời như Châu Âu mà có được thì tại sao ở Hà Nội với truyền thống sinh hoạt gần gũi thì vì sao lại không có một sân chơi như vậy cho tất cả mọi người."
chị Tuyết Mai
Đây là sinh hoạt mà chúng tôi thấy Hà Nội chưa có, một sinh hoạt rất cộng đồng rất ấm cúng. Với một phương trời như Châu Âu mà có được thì tại sao ở Hà Nội với truyền thống sinh hoạt gần gũi thì vì sao lại không có một sân chơi như vậy cho tất cả mọi người.
Được sự khuyến khích hỗ trợ của chồng và các bạn trong công ty AVELIS, chị Phạm Tuyết Mai bắt tay vào việc xây dựng phiên chợ thứ Bảy ngay trên mảnh sân khá rộng của căn nhà và cũng là văn phòng trong ngõ nhỏ trên đường Tô Ngọc Vân:
Đương nhiên ở Hà Nội thì đất chật người đông, tìm một nơi rộng rãi để tổ chức phiên chợ thế này không phải dễ. Thế nhưng đã gọi là nung nấu thì mình phải đi theo.
Tại khoảng sân đó, một hàng rào được dựng lên, mái được che lại, những quầy hàng được bày biện và trang trí sao cho giữ được nét hài hòa với môi trường chung quanh. Tháng Ba năm 2010, là lúc thành hình buổi chợ phiên đầu tiên của Hà Nội: Một hình thức gọi là khuếch trương thương mại do một nhóm người họp lại với nhau chứ chưa hẳn là chợ, nhưng mà bản thân Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Chân Nuôi Thú Y Châu Á của chúng tôi phải có đầy đủ hạn nghạch và được phép kinh doanh trong giấy đăng ký kinh doanh của mình. Ví dụ như làm đại lý hàng hóa, khuếch trương thương mại, tổ chức sự kiện…. là những cái nằm trong hoạt động chợ phiên vào mỗi sáng thứ Bảy. Có những phương pháp quản lý nhất định với các ngành hàng, mặt hàng và những người đến tham gia bán hàng.
Được sự khuyến khích hỗ trợ của chồng và các bạn trong công ty AVELIS, chị Phạm Tuyết Mai bắt tay vào việc xây dựng phiên chợ thứ Bảy ngay trên mảnh sân khá rộng của căn nhà và cũng là văn phòng trong ngõ nhỏ trên đường Tô Ngọc Vân:
Đương nhiên ở Hà Nội thì đất chật người đông, tìm một nơi rộng rãi để tổ chức phiên chợ thế này không phải dễ. Thế nhưng đã gọi là nung nấu thì mình phải đi theo.
Tại khoảng sân đó, một hàng rào được dựng lên, mái được che lại, những quầy hàng được bày biện và trang trí sao cho giữ được nét hài hòa với môi trường chung quanh. Tháng Ba năm 2010, là lúc thành hình buổi chợ phiên đầu tiên của Hà Nội: Một hình thức gọi là khuếch trương thương mại do một nhóm người họp lại với nhau chứ chưa hẳn là chợ, nhưng mà bản thân Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Chân Nuôi Thú Y Châu Á của chúng tôi phải có đầy đủ hạn nghạch và được phép kinh doanh trong giấy đăng ký kinh doanh của mình. Ví dụ như làm đại lý hàng hóa, khuếch trương thương mại, tổ chức sự kiện…. là những cái nằm trong hoạt động chợ phiên vào mỗi sáng thứ Bảy. Có những phương pháp quản lý nhất định với các ngành hàng, mặt hàng và những người đến tham gia bán hàng.

Tại chợ phiên đặc biệt này cũng có một khu bán sách cũ . Source Phuong Tra
Đặc điểm và tiêu chí của phiên chợ
Đặc điểm và tiêu chí của phiên chợ là tất cả những sản phẩm bày bán đều phải qua kiểm tra, phải là sản phẩm chính gốc của Việt Nam có ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của những cơ sở sản xuất uy tín .
Rau ở chợ phiên lấy từ công ty rau sạch Thanh Xuân, được tưới bằng phân hữu cơ nên rất an toàn.
Những người đi chợ phiên thứ Bảy có thể tìm thấy các loại mật ong hảo hạng mèo vạc hay bạc hà nơi gian hàng của Alain Fiorucci được chiếu cố nhiều nhất. Hương liệu thì có gian hàng của một ông Tây khác, Laurent Sevarac ở Việt Nam đã lâu và chuyên tiết chế những loại tinh dầu như chanh, sả, hoa hồng , quế vân vân…
Hơn thế nữa thì chúng tôi còn có một qui định là tất cả những sản phẩm đều phải được truy nguên nguồn gốc một cách rõ ràng và được sản xuất tại Việt Nam. Đấy là cái đặc thù khá riêng biệt, tức là chúng tôi có tiêu chí chợ phiên cuối tuần của các sản phẩm đồ ăn đồ uống sản xuất tại Việt Nam. Phiên chợ này có thói quen là không có mặc cả.
Mỗi buổi chợ phiên thứ Bảy, người tham gia bán hàng phải một trăm năm chục đến một trăm bảy chục ngàn đồng tiền thuê một quầy hàng. Từ mười gian hàng lúc đầu, đến giờ có tất cả là ba mươi quầy đủ loại.
Rau ở chợ phiên lấy từ công ty rau sạch Thanh Xuân, được tưới bằng phân hữu cơ nên rất an toàn.
Những người đi chợ phiên thứ Bảy có thể tìm thấy các loại mật ong hảo hạng mèo vạc hay bạc hà nơi gian hàng của Alain Fiorucci được chiếu cố nhiều nhất. Hương liệu thì có gian hàng của một ông Tây khác, Laurent Sevarac ở Việt Nam đã lâu và chuyên tiết chế những loại tinh dầu như chanh, sả, hoa hồng , quế vân vân…
Hơn thế nữa thì chúng tôi còn có một qui định là tất cả những sản phẩm đều phải được truy nguên nguồn gốc một cách rõ ràng và được sản xuất tại Việt Nam. Đấy là cái đặc thù khá riêng biệt, tức là chúng tôi có tiêu chí chợ phiên cuối tuần của các sản phẩm đồ ăn đồ uống sản xuất tại Việt Nam. Phiên chợ này có thói quen là không có mặc cả.
Mỗi buổi chợ phiên thứ Bảy, người tham gia bán hàng phải một trăm năm chục đến một trăm bảy chục ngàn đồng tiền thuê một quầy hàng. Từ mười gian hàng lúc đầu, đến giờ có tất cả là ba mươi quầy đủ loại.
"Hơn thế nữa thì chúng tôi còn có một qui định là tất cả những sản phẩm đều phải được truy nguên nguồn gốc một cách rõ ràng và được sản xuất tại Việt Nam. Đấy là cái đặc thù khá riêng biệt, tức là chúng tôi có tiêu chí chợ phiên cuối tuần của các sản phẩm đồ ăn đồ uống sản xuất tại Việt Nam"
Có một số người nước ngoài là vì họ tình nguyện họ giúp cơ sở nào đấy. Ví dụ như Alain bán mật ong là người đưa ra ý tưởng hợp tác xã sản xuất mật ong ở Hà Giang vì thấy sản phẩm này quá tốt. Và hơn nữa thì gia đình mà người ta có tổ hợp nuôi ong để lấy mật tự nhiên ở Hà Giang thì người ta cũng không biết đầu ra như thế nào. Thế là do rất vô tình là anh ấy đi chơi, sau đó gặp người ta và anh ấy đưa ra cái hướng là giúp người ta.
Hay ví dụ như Laurent chẳng hạn, đến Việt Nam cách đây mười mấy năm rồi, có một giòng sản phẩm tinh dầu chưng cất từ cây sả cây chanh của Việt Nam.
Chợ phiên thứ Bảy thường nhóm vào 9 giờ sáng, tan chợ lúc 12 giờ rưỡi trưa. Thế nhưng không mấy khi chợ đóng của đúng giờ vì khách còn nấn ná lại để mua sắm hoặc ngắm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, được bày biện trong một góc gọi là Non Food, nơi không bán thức ăn.
Hay ví dụ như Laurent chẳng hạn, đến Việt Nam cách đây mười mấy năm rồi, có một giòng sản phẩm tinh dầu chưng cất từ cây sả cây chanh của Việt Nam.
Chợ phiên thứ Bảy thường nhóm vào 9 giờ sáng, tan chợ lúc 12 giờ rưỡi trưa. Thế nhưng không mấy khi chợ đóng của đúng giờ vì khách còn nấn ná lại để mua sắm hoặc ngắm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, được bày biện trong một góc gọi là Non Food, nơi không bán thức ăn.
"Chợ phiên thứ Bảy là nơi vừa kinh doanh vừa làm việc từ thiện"
Chị Tuyết
Chợ phiên thứ Bảy là nơi vừa kinh doanh vừa làm việc từ thiện, chi Phạm Tuyết Mai trình bày tiếp, là một số phụ nữ nước ngoài, có thể là khách hàng mà cũng có thể là người bán hàng, lập ra một quầy tiếp nhận quần áo do khách mang cho, từ đó giạt giữ sửa sang lại để mang đến cho các viên cô nhi hay những trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật trong thành phố. Bà France Marcoux, người phụ nữ Canada, nói với Thanh Trúc:
Đúng là những người trong chợ này cũng ủng hộ việc làm từ thiện đấy, thường thì họ cho chúng tôi một bàn không phải trả tiền, tôi cũng hay tham gia và thấy làm việc thiện ở đây cũng tốt lắm.
Với sự thành công của mô hình kinh doanh đặc thù như chợ phiên thứ Bảy, chị Phạm Tuyết Mai bày tỏ là chị còn muốn mở rộng thêm một vài chợ ở những nơi khác trong thủ đô. Cái khó hãy còn ở đây là hình thức chợ phiên thứ Bảy này chưa được giới hữu trách thành phố nhìn nhận là một ngôi chợ đúng nghĩa, tức là phải nhóm liên tục ngày này qua ngày khác như các chợ bình thường.
Vấp một tí nhưng không dừng lại, Pham Tuyết Mai còn đẩy ước mơ đi xa hơn, một chợ phiên kiểu này ở Bangkok, Thái Lan:
Vì là ASVELIS Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Thú Y Và Chăn Nuôi Châu Á có một công ty ở Thái Lan, có chỗ chăn nuôi gà thả vườn sạch như vậy ở Thái Lan, hiện tại thì đã cung cấp cho các nhà hàng và khách sạn. Đến đấy thì chúng tôi cũng thấy rằng cách sống cũng như cách sinh hoạt của người Bangkok không khác xa lắm, nó cũng cần một nơi để cho mọi người có được những sản phẩm thật sự uy tín và đáng tin cậy.
Nếu ước mơ trở thành hiện thực, đương nhiên những sản phẩm của chợ phiên Bangkok cũng phải có nguồn gốc và xuất xứ từ bản địa, và phải đúng nghĩa một chợ organic như chợ phiên thứ Bảy ở Hà Nội.
Câu chuyện của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc xin hẹn tái ngộ quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.
Đúng là những người trong chợ này cũng ủng hộ việc làm từ thiện đấy, thường thì họ cho chúng tôi một bàn không phải trả tiền, tôi cũng hay tham gia và thấy làm việc thiện ở đây cũng tốt lắm.
Với sự thành công của mô hình kinh doanh đặc thù như chợ phiên thứ Bảy, chị Phạm Tuyết Mai bày tỏ là chị còn muốn mở rộng thêm một vài chợ ở những nơi khác trong thủ đô. Cái khó hãy còn ở đây là hình thức chợ phiên thứ Bảy này chưa được giới hữu trách thành phố nhìn nhận là một ngôi chợ đúng nghĩa, tức là phải nhóm liên tục ngày này qua ngày khác như các chợ bình thường.
Vấp một tí nhưng không dừng lại, Pham Tuyết Mai còn đẩy ước mơ đi xa hơn, một chợ phiên kiểu này ở Bangkok, Thái Lan:
Vì là ASVELIS Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Thú Y Và Chăn Nuôi Châu Á có một công ty ở Thái Lan, có chỗ chăn nuôi gà thả vườn sạch như vậy ở Thái Lan, hiện tại thì đã cung cấp cho các nhà hàng và khách sạn. Đến đấy thì chúng tôi cũng thấy rằng cách sống cũng như cách sinh hoạt của người Bangkok không khác xa lắm, nó cũng cần một nơi để cho mọi người có được những sản phẩm thật sự uy tín và đáng tin cậy.
Nếu ước mơ trở thành hiện thực, đương nhiên những sản phẩm của chợ phiên Bangkok cũng phải có nguồn gốc và xuất xứ từ bản địa, và phải đúng nghĩa một chợ organic như chợ phiên thứ Bảy ở Hà Nội.
Câu chuyện của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc xin hẹn tái ngộ quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.
Hay nhỉ !
ReplyDeleteEn thích chợ phiên vì nó khoảng khoát ngoài trời, không tù túng như trong siêu thị , và thích nhất là ... khỏi phải mặc cả , sợ thách theo kiểu chợ Bến Thành lắm !
Giữa lòng Tây Hồ Hà Nội có cái chợ phiên này thiệt ngộ!
Thứ Bảy nào đó đi thử nhé BT
Có dịp chắc cũng nên đi thử
ReplyDeleteNhớ đừng quên kêu Ròm đi theo với nha hehehe
ReplyDeleteNhóm này là nhóm Tây , người nước ngoài chớ hổng thấy nhóm tàu người nước ngoài , người lạ há hehehehe
Bởi thế, nên có dịp là ta cùng đi một chuyến. Cái nhìn mới của ngưòi HN đang le lói hihihi
ReplyDelete